SỨC KHỎE HỆ XƯƠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

Tại sao sức khỏe hệ xương lại quan trọng?

  • Hệ xương của cơ thể luôn luôn thay đổi – xương mới được tạo ra và xương cũ bị mất đi. Khi còn trẻ, quá trình tạo ra xương mới của cơ thể nhanh hơn quá trình hủy xương cũ nên khối lượng xương của cơ thể tăng lên. Hầu hết mọi người đạt khối lượng xương cao nhất vào khoảng 30 tuổi. Sau đó, quá trình tạo xương mới vẫn tiếp tục, tuy nhiên, khối lượng xương cơ thể mất đi nhiều hơn một ít so với xương mới tạo thành
  • Khả năng cơ thể bị loãng xương – tình trạng xương trở nên yếu và dễ gãy – phụ thuộc vào khối lượng xương cơ thể đạt được vào thời điểm 30 tuổi và mức độ hủy xương như thế nào sau đó. Khối lượng xương đỉnh của cơ thể càng cao, bạn càng ít nguy cơ bị loãng xương khi về già

Sức-Khỏe-Xương-Khớp

Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe hệ xương

  • Lượng canxi có trong chế độ ăn: chế độ ăn ít canxi góp phần làm giảm mật độ xương, mất xương sớm và tăng nguy cơ gãy xương
  • Hoạt động thể chất: những người không hoạt động thể chất có nguy cơ suy giảm sức khỏe hệ xương, gây loãng xương cao hơn
  • Thuốc lá và đồ uống có cồn: các nghiên cứu cho thấy rằng, việc sử dụng thuốc lá góp phần làm yếu sức khỏe hệ xương. Tương tự, thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn (nhiều hơn 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ và 2 đơn vị/ngày đối với nam, 1 đơn vị cồn tương đương 10g cồn ethanol nguyên chất chứa trong đồ uống, 1 đơn vị cồn được tính khoảng ¾ lon bia 330 ml 5 độ, 1 ly rượu vang 100ml 13.5 độ, 1 ly rượu mạnh 40ml 30 độ, 1 lon nước trái cây có cồn 330ml 4.5 độ) làm tăng nguy cơ loãng xương

Sức-Khỏe-Cơ-Xương-Khớp

  • Giới tính: nữ giới có nguy cơ bị loãng xương nhiều hơn nam giới do khối lượng xương thường ít hơn
  • Thể trạng: cơ thể có BMI từ 19 trở xuống có nguy cơ cao hơn khi về già do khối lượng xương ít
  • Tuổi: xương trở nên mỏng hơn và yếu hơn khi về già
  • Tiền sử gia đình: bạn có nguy cơ bị loãng xương cao hơn nếu có bố mẹ hoặc anh chị em ruột bị loãng xương
  • Nồng độ hormone: một số bệnh lý làm tăng hormone tuyến giáp có thể làm tăng quá trình hủy xương. Ở phụ nữ, tình trạng mất xương tăng đột ngột trong giai đoạn mãn kinh do nồng độ estrogen giảm đột ngột. Tình trạng vô kinh kéo dài trước khi mãn kinh cũng làm tăng nguy cơ loãng xương. Ở nam giới, có nồng độ testosterone thấp cũng có nguy cơ làm giảm khối lượng xương
  • Rối loạn ăn uống và một số tình trạng khác: những người chán ăn hoặc có chứng cuồng ăn (bulimia) có nguy cơ bị mất xương. Thêm vào đó, phẫu thuật dạ dày, phẫu thuật giảm cân, và một số bệnh như bệnh Crohn, bệnh celiac, bệnh lý Cushing có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể
  • Một số loại thuốc: sử dụng corticoid kéo dài như prednisone, cortisol, prednisolone and dexamethasone gây tổn thương xương. Một số loại thuốc khác có thể tăng nguy cơ loãng xương, gây yếu sức khỏe hệ xương như một số thuốc điều trị ung thư

Địa điểm thăm khám uy tín hàng đầu tại Đà Nẵng – Chuyên khoa Cơ xương khớp Pasteur
#pasteurclinic
#loangxuong
Hãy đặt ngày câu hỏi ở Fanpage hoặc Group Hỏi đáp bác sĩ Pasteur để được phòng khám tư vấn và đưa ra những lời khuyên về tình trạng sức khoẻ của bạn và người thân.
❤️Pasteur Clinic Đà Nẵng – Khởi đầu một điểm tựa, trọn vẹn một niềm tin
❤️Liên hệ tổng đài: (0236) 3811868 để đặt lịch hẹn
❤️Địa chỉ: lô 19 – Nguyễn Tường Phổ, P.Hòa Minh