Vòng tránh thai là gì?
Vòng tránh thai là phương pháp tránh thai tạm thời với một dụng cụ đặt vào tử cung. Là biện pháp tránh thai được lựa chọn vì an toàn, hiệu quả và thực hiện đơn giản. Hiệu quả của phương pháp tránh thai có thể đạt 98%. Phương pháp này chủ yếu gây phản ứng viêm tại niêm mạc tử cung, dẫn đến sự thay đổi cấu trúc sinh hóa của tế bào nội mạc, ngăn trứng làm tổ ở niêm mạc tử cung.
Bác sĩ Sản khoa sẽ tư vấn đặt vòng tránh thai sau khi sạch kinh. Vòng tránh thai được đặt sau 6 tuần đối với trường hợp sinh thường hoặc sau khoảng 3 tháng đối với những trường hợp sinh mổ.
2. Có bao nhiêu loại vòng tránh thai?
Hiện nay có nhiều loại vòng tránh thai như vòng trơ, vòng chứa đồng, vòng nội tiết. Mỗi phương pháp sẽ có ưu và nhược điểm riêng:
- Vòng trơ có cơ chế tránh thai đơn độc là gây phản ứng viêm tại chỗ nên hiệu quả thấp, hiện nay ít được sử dụng
- Vòng chứa đồng được sử dụng phổ biến nhất. Tùy thuộc vào từng loại vòng mà thời gian tác dụng sẽ đạt hiệu quả từ 5 – 10 năm. Phương pháp này có thể gây rối loạn kinh nguyệt, khí hư bất thường…
- Vòng nội tiết hiệu quả hơn so với vòng tránh thai chứa đồng vì có progestin, không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Ngoài ra vòng nội tiết còn giảm các triệu chứng của rong kinh do nội tiết, u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung. Những nhược điểm của vòng tránh thai nội tiết không đáng kể như xuất hiện mụn trứng, đau tức ngực, buồn nôn nhưng giá cả của phương pháp này khá cao
3. Lưu ý sau khi đặt vòng tránh thai là gì?
Tùy theo từng giai đoạn, độ tuổi khác nhau mà bác sĩ Sản khoa sẽ đưa ra phương pháp tránh thai phù hợp nhất. Một số trường hợp vòng tránh thai có thể gây triệu chứng đau bụng, đau lưng, ra máu âm đạo bất thường. Trường hợp viêm nhiễm do đặt vòng tránh thai có thể thấy dịch âm đạo có màu xanh, vàng mùi hôi kèm theo các triệu chứng ngứa nhiều ở vùng sinh sinh dục.
Đặt vòng tránh thai chống chỉ định ở những phụ nữ có thai, đang nghi ngờ có thai hoặc có một số bất thường như mắc bệnh lây qua đường tình dục, dị tật bẩm sinh ở tử cung, các bệnh lý ác tính ở đường sinh dục…Cần được bác sĩ thăm khám, đánh giá kỹ trước khi đặt vòng tránh thai cũng như báo với bác sĩ Sản phụ khoa khi có các dấu hiệu vừa kể trên sau khi đặt vòng.
4. Quy trình đặt vòng tránh thai
- Trước khi đặt vòng tránh thai: Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe sinh sản, đảm bảo bạn đủ điều kiện thực hiện đặt vòng và thảo luận với bạn về các ưu nhược điểm của phương pháp đặt vòng tránh thai.
- Thực hiện thủ thuật: Bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật như sau:
– Bước 1: Đầu tiên, bác sĩ sẽ sát khuẩn sạch vùng âm đạo cổ tử cung.
– Bước 2: Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành một thủ thuật nhỏ để đưa vòng vào trong buồng tử cung của bạn. Lúc này bạn sẽ thấy tức nhẹ bụng dưới, sẽ hết sau khoảng 15 – 30 phút.
– Bước 3: Bác sĩ sẽ sát khuẩn lại vùng âm đạo, cổ tử cung một lần nữa và bạn sẽ được hướng dẫn nằm nghỉ ngơi một lúc cho hết cảm giác tức nhẹ bụng dưới.
- Sau khi đặt vòng: Bạn sẽ được tư vấn về các biểu hiện bất thường sau khi đặt vòng và các trường hợp phải gặp bác sĩ
Tham khảo: Wikipedia
>>> Các cặp vợ chồng có thể đăng ký thăm khám, kiểm tra sức khỏe hôn nhân có thể liên hệ tại Đơn vị Sản phụ khoa Pasteur qua Tổng đài 0236 9999 868