Bệnh sùi mào gà là bệnh gì? Các triệu chứng và nguyên nhân gây ra bệnh.. Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không? lây qua đường nào? các điều trị như thế nào.. Đó là những câu hỏi mà rất nhiều người luôn tìm kiếm và thắc mắc hiện nay..
Ở bài viết sau đây phòng khám Pasteur sẽ phân tích cũng như nêu ra đây đủ tổng quan về bệnh sùi mào gà để các bạn có thêm kiến thức cũng như biết cách phòng tránh bệnh này..
1/ Bệnh sùi mào gà là gì
Bệnh sùi mào gà hay còn gọi là bệnh mồng gà là tình trạng xuất hiện những mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Chúng có thể là một nốt sùi nhỏ hoặc hình dạng trông giống như cây súp lơ. Trong nhiều trường hợp, mụn cóc có thể rất nhỏ và khó có thể nhìn thấy. Bệnh sùi mào gà là một trong những bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục, gây ra bởi virus human papilloma (HPV). Virus này có thể gây bệnh sùi mào gà cũng như bệnh ung thư cổ tử cung.
Ngoài ra, bạn cũng có thể mắc sùi mào gà ở miệng hoặc sùi mào gà ở lưỡi do quan hệ bằng miệng với người bị bệnh.
2/ Triệu chứng của sùi mào gà
Những triệu chứng và dấu hiệu sùi mào gà gồm:
- Những nốt sùi nhỏ đổi màu hoặc màu xám ở bộ phận sinh dục;
- Nhiều mụn nhọt nhỏ nằm sát nhau có hình như bông súp lơ;
- Bộ phận sinh dục bị ngứa và gây khó chịu;
- Tình trạng chảy máu khi quan hệ tình dục.
+ Bệnh sùi mào gà ở nữ thường có mụn nhọt phát triển ở âm hộ, thành âm đạo, khu vực xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn ống hậu môn và cổ tử cung.
+ Bệnh sùi mào gà ở nam giới có mụn nhọt ở đầu hoặc thân dương vật, tinh hoàn hoặc hậu môn.
3/ Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà
– Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân chính gây bệnh sùi mào gà. Bệnh lây qua việc giao hợp nam nữ thông thường, ngoài ra quan hệ bằng miệng (oral sex), quan hệ qua hậu môn cũng làm lây nhiễm bệnh. Nhiều người cho rằng quan hệ bằng miệng sẽ không lo mắc bệnh sùi mào gà nhưng thực tế virut HPV có ở cả cơ quan sinh dục, máu, tuyến nước bọt, các dịch nhầy của người bệnh… Vì vậy khi một người dùng miệng mình để kích thích cơ quan sinh dục của người bệnh hoặc ngược lại người bệnh dùng miệng để kích thích cơ quan sinh dục của mình cũng đều có nguy cơ lây nhiễm như nhau.
– Bệnh sùi mào gà cũng lây từ mẹ sang con nếu như người phụ nữ bị nhiễm virut sùi mào gà trong thời kỳ mang thai. Đứa trẻ có thể mắc bệnh ngay từ khi trong bụng mẹ (thông qua cuống rốn, nước ối) hoặc lây truyền khi đã được sinh ra (trong khi người phụ nữ trở dạ tiếp đứa trẻ bị tiếp xúc với máu, dịch sản của mẹ hoặc do bú sữa mẹ sau này).
– Virut sùi mào gà tồn tại trong dịch nhờn chảy ra từ các mụn sùi mào gà nên khi có sự tiếp xúc thân mật như ôm, hôn, dùng chung đồ dùng cá nhân (như bàn chải đánh răng, quần lót, tắm chung bồn…) hoặc vô tình cọ vùng da hở của mình vào các dịch này cũng làm lây nhiễm bệnh sùi mào gà. Tuy nhiên trường hợp này thường khá hiếm gặp, chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong số các ca lây nhiễm sùi mào gà.
4/ Chẩn đoán bệnh sùi mào gà
Bạn sẽ được khám lâm sàng những vùng bị mụn nhọt. Nếu mụn nhọt phát triển sâu bệnh trong cơ thể, việc khám chậu là cần thiết. Bác sĩ sẽ sử dụng một loại axit nhẹ để những nốt nhọt xuất hiện rõ ràng hơn.
Bác sĩ có thể sẽ lấy mẫu tế bào từ vùng cổ tử cung của bạn (tiêu bản Pap) để chẩn đoán bệnh. Chúng sẽ được xét nghiệm để xem có sự xuất hiện của virus HPV hay không. Bên cạnh đó bác sĩ sẽ hỏi bạn một vài câu hỏi về sức khỏe và quá trình sinh hoạt tình dục của bạn.
5/ Các phương pháp điều trị sùi mào gà
Sùi mào gà giai đoạn đầu, các sĩ có thể cho bạn một số thuốc điều trị mụn nhọt bao gồm imiquimod (Aldara®), podophyllin và podofilox (Condylox®), axit trichloroacetic (TCA).
Bác sĩ sẽ không khuyến khích bạn sử dụng thuốc trị mụn nhọt không kê đơn để điều trị nhọt sinh dục. Do những mô ở bộ phận sinh dục rất ẩm ướt, những loại thuốc này thậm chí còn có thể gây đau đớn và rát.
Nếu bị sùi lớn hoặc không thể chữa bệnh sùi mào gà bằng thuốc, bạn sẽ cần đến phẫu thuật. Bác sĩ cũng yêu cầu phẫu thuật nếu bạn đang mang thai để tránh phải sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Bạn có thể lựa chọn phẫu thuật bao gồm làm đông với nitơ lỏng (liệu pháp lạnh) và điều trị laser.
Xem thêm 1 số bài viết liên quan
- Tìm hiểu bệnh giang mai là bệnh gì
- Chlamydia là bệnh gì? nguyên nhân và triệu chứng
- Bệnh lậu là gì? nguyên nhân và triệu chứng
6/ Cách phòng tránh và ngăn ngừa bệnh
+ Quan hệ tình dục an toàn : Hãy dùng các biện pháp tránh thai như bao cao su để tránh lây nhiễm bệnh xã hội này. Khi quan hệ tình dục xong, các bạn nữ không nên thụt rửa quá sâu vào bộ phận sinh dục của mình..
+ Không sử dụng chung đồ cá nhân với người khác : Nếu bạn vô tình dùng chung với người mắc bệnh sùi mào gà những vật dụng như bàn chải, khăn rửa mặt…bạn sẽ bị lây sùi mào gà từ người đó. Bởi vậy, mỗi người nên tự trang bị cho mình vật dụng cá nhân riêng và không dùng chung với người khác
+ Có kiến thức về bệnh sùi mào gà : Luôn tìm hiểu các kiến thức tổng quan về bệnh sùi mào gà để có cái nhìn rõ hơn cũng như các cách phòng tránh
+ Kiểm tra sức khỏe định kỳ : Nhiều bạn cả nam và nữ ngại ngùng khi tới khám bệnh, đặc biệt là khám ở bộ phận sinh dục. Nhưng các bạn đâu biết rằng, chính sự ngại ngùng đó khiến bạn có mắc bệnh xã hội bất cứ lúc nào. Trong đó có bệnh sùi mào gà.
+ Tập thể dục để tăng sức đề kháng : Ngoài những cách phòng tránh trên bạn nên thường xuyên rèn luyện thể dục và ăn uống điều độ. Nó sẽ giúp bạn ngăn chặn được sự tấn công của bệnh sùi mào gà.
7/ Khi nào cần gặp bác sĩ
Bạn cần đến gặp bác sĩ nếu bạn hoặc bạn tình có những khối u hoặc mụn nhọt xuất hiện ở bộ phận sinh dục. Nếu bạn thấy bất kì triệu chứng hoặc dấu hiệu kể trên, hãy liên hệ với bác sĩ. Do cơ địa mỗi người khác nhau, cách tốt nhất là bạn hãy đến gặp bác sĩ để tìm ra giải pháp phù hợp nhất.
…..
Ngoài ra nếu cần tư vấn + trao đổi hơn về các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục khác có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 023 63811868 của địa chỉ khám nam khoa của Pasteur để được các bác sĩ chuyên sâu thăm khám và đưa ra những lời khuyên bổ ích nhất
Chúc các bạn luôn có sức khỏe tốt!
Nguồn: https://hellobacsi.com/benh/sui-mao-ga/