Đái tháo đường có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như bệnh thận, bệnh lý võng mạc, bệnh thần kinh do đái tháo đường, bệnh mạch vành, mạch máu não và mạch máu ngoại biên. Trong đó, bàn chân Charcot khá phổ biến và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đường. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến hoại thư, thậm chí cần phải đoạn chi.
Cơ chế hình thành bàn chân charcot ở bệnh nhân đái tháo đường
Đối với người bệnh mắc đái tháo đường thì biến chứng bàn chân không có cơ chế rõ ràng. Nhưng các chuyên gia cũng đưa ra một vài luận điểm về sự kết hợp thuyết thần kinh và thuyết viêm.
Đối với thuyết thần kinh, thì các bệnh thần kinh ngoại vi do bệnh đái tháo đường có thể dẫn đến cảm giác đau được thuyên giảm. Nếu có một chấn thương cấp tính xảy ra có thể gãy xương nhỏ, trật khớp hoặc gãy xương thì do các bệnh thần kinh người bệnh sẽ cảm thấy ít hoặc không đau do xảy ra chấn thương. Vì thế, vận động của người bệnh không được hỗ trợ, đồng thời cũng dẫn đến một chu kỳ phá hoại tiếp tục quá tải lên vị trí chân bị chấn thương và tình trạng diễn biến sẽ tiếp tục xấu đi và gây tổn thương lớn cho người bệnh.
Đối với thuyết viêm, khi tổn thương ở người bệnh đái tháo đường xảy ra ở cùng vị trí có thể những tổn thương này khá nhỏ như gãy xương nhỏ, trật khớp,… có thể giải phóng cytokine gây viêm và bao gồm cả TNF-alpha và interleukin 1 beta. Khi cytokine được giải phóng sẽ xuất hiện kích hoạt liên kết RANK, làm tăng yếu tố phiên mã NF-kB. Vì thế sẽ kích thích tăng trưởng của huỷ cốt bào và tiếp tục quá trình ăn mòn xương. Cơ chế này cũng mở đường giải thích cho vòng xoắn bệnh lý gãy xương, viêm, tải trọng bất thường và hiện tượng tiêu xương.
Nguyên nhân của bàn chân Charcot trong bệnh lý đái tháo đường?
Bàn chân Charcot trong bệnh lý đái tháo đường thường do phối hợp nhiều nguyên nhân:
Mất cảm giác đau do đó khi người bệnh không nhận biết được các tổn thương xương khớp vùng bàn chân
Các cơ teo và yếu đi
Biến dạng ngón chân hình búa do tổn thương thần kinh. Tổn thương thần kinh làm co rút gân Achilles và biến dạng duỗi khớp cổ – bàn chân
Da khô chai và nứt nẻ, thường gặp ở vùng tì đè do sự giảm giảm tiết mồ hôi là điều kiện cho vi trùng xâm nhập
Giảm tưới máu da, vùng chi làm vết thương khó lành
Nguy cơ xuất hiện bàn chân Charcot cao hơn ở những bệnh nhân kiểm soát đường huyết kém, hút thuốc lá hay thời gian mắc bệnh lý đái tháo đường trên 10 năm.
Bệnh nhân đái tháo đường cần làm gì để phòng ngừa bàn chân Charcot?
Việc chăm sóc bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường đúng cách sẽ giúp hạn chế xuất hiện bàn chân Charcot:
Có chế độ dinh dưỡng và chế độ vận động khoa học phù hợp với tình trạng đái tháo đường. Kiểm soát tốt cân nặng, đường máu, huyết áp và các chỉ số mỡ máu
Tự kiểm tra chân hằng ngày. Ở những vị trí khó quan sát có thể dùng gương soi để quan sát hoặc nhờ sự hỗ trợ của người khác kiểm tra chân. Phát hiện sớm các vết cắt, vết nứt, bọng nước, loét, phù, da khô để kịp thời chăm sóc
Rửa chân hằng ngày và nước ấm trước khi ngủ. Lưu ý không nên ngâm chân trong nước nóng, các dung dịch hóa chất. Lau khô chân, đặc biệt ở những kẽ ngón chân
Sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi rửa và lau khô chân để giảm khô da chân
Không nên đi chân trần ngay cả khi trong nhà
Mang giày, dép rộng rãi và thoải mái. Khi mang giày dép chật có thể làm tổn thương bàn chân và các ngón chân
Sử dụng vớ mềm, đàn hồi, giặt vớ hằng ngày
Chăm sóc móng đúng cách, cắt móng ngang không nên cắt quá sát vào da
Gác cao chân khi ngồi hoặc khi ngủ để giúp máu ở chân được lưu thông tốt hơn
Kiểm tra cảm giác của bàn chân sau mỗi lần tái khám ít nhất 1 lần/năm
Tham khảo: Wikipedia
>> Bệnh nhân có các triệu chứng bàn chân charcot biểu hiện viêm cơ xương khớp hoặc thực hiện các xét nghiệm tiểu đường tại Pasteur, vui lòng liên hệ Tổng đài 0236 9999 868