Bệnh trĩ có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, thường gặp ở những người ngồi nhiều, đứng nhiều, người lớn tuổi…Ở những người lớn tuổi, mô liên kết nâng đỡ bị suy yếu nên búi trĩ dễ tụt ra khỏi hậu môn trong trường hợp trĩ nội. Dưới đây là những yếu tố nguy cơ và nguyên nhân của trĩ, hãy cùng Pasteur tìm hiểu nhé!
Các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây bệnh trĩ là gì?
Tăng áp lực lên các đám rối tĩnh mạch hậu môn do táo bón, tiêu chảy mạn tính
Tăng áp lực ổ bụng ở những người lao động nặng, khuân vác nhiều, vận động viên cử tạ…
Các khối u vùng tiểu khung, mang thai làm chèn ép mạch máu lưu thông
Nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng…do đứng lâu hoặc ngồi lâu làm cản trở máu về tim, trong đó có máu ở tĩnh mạch hậu môn
Người lớn tuổi do cấu trúc mô liên kết nâng đỡ suy yếu và lỏng lẻo
Tiền sử gia đình có người bị trĩ
Chế độ ăn ít chất xơ, nhiều chất cay
Thừa cân, béo phì
Quan hệ tình dục qua đường hậu môn
Phân loại bệnh trĩ
Trĩ chủ yếu có 2 loại, bao gồm trĩ nội (internal hemorrhoids) và trĩ ngoại (external hemorrhoids) .
- Trĩ ngoại: Khi búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược (hay còn gọi là đường hậu môn-trực tràng), được gọi là trĩ ngoại. Lúc này búi trĩ được phủ bởi lớp biểu mô vảy (squamous epithelium) và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.
- Trĩ nội: Nếu búi trĩ xuất phát phía trên đường lược thì được gọi là trĩ nội, và búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp (transitional epithelium).
Phân độ bệnh trĩ: dựa vào sự tiến triển của búi trĩ còn nằm bên trong hay đã sa ra khỏi hậu môn.
- Trĩ độ 1: búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
- Trĩ độ 2: lúc bình thường trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, khi rặn đi cầu búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài. Khi đi cầu xong đứng dậy búi trĩ tự thụt vào trong.
- Trĩ độ 3: mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.
- Trĩ độ 4: búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.
Tùy theo từng giai đoạn mà lượng máu từ hậu môn kín đáo như thấy máu trên giấy vệ sinh hay máu chảy thành giọt, thành tia khi rặn. Thiếu máu mạn tính là một trong những biến chứng của trĩ. Một số biến chứng khác như tắc mạch, sa nghẹt, hoại tử…
Điều trị bệnh trĩ
Khi phát hiện các triệu chứng của bệnh trĩ, hãy đến các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để được thăm khám. Bác sĩ chuyên khoa có thể đánh giá qua thăm khám hậu môn – trực tràng, thực hiện nội soi trực tràng. Nội soi trực tràng là một xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán và tiên lượng trĩ. Ngoài ra, nội soi trực tràng còn giúp loại trừ các bệnh lý có thể kèm theo như: nứt hậu môn, polyp hậu môn – trực tràng, ung thư hậu môn – trực tràng…
Tại phòng khám đa khoa Pasteur Đà Nẵng, bạn sẽ được bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm tại các bệnh viện lớn trong và ngoài nước thăm khám, đội ngũ nhân viên thân thiện, lịch sự và lắng nghe chia sẻ từ người bệnh. Bên cạnh đó các thiết bị hiện đại giúp hỗ trợ chẩn đoán và điều trị chính xác.
Tham khảo: Wikipedia
Khi có các dấu hiệu bất thường về Tiêu hóa, hãy tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra. Tại Pasteur, đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, tận tình chu đáo cùng với trang bị hiện đại, hệ thống máy 4D/3D Voluson E6 giúp hỗ trợ bác sĩ phát hiện sớm những bất thường của người bệnh.