VIÊM DA TẢ LÓT Ở TRẺ

Viêm da tã lót là gì?

Viêm da tã lót (Pamela Chayavichitsilp) hay ban da do tã lót là tình trạng viêm da tiếp xúc kích ứng phổ biến ở trẻ. Viêm da tã lót làm ba mẹ rất lo lắng vì thường kéo dài dai dẳng.

Viêm da tã lót ở trẻ có thể có một số yếu tố như: nước tiểu, phân gây ẩm ướt, tăng độ pH của da làm ảnh hưởng đến sự toàn vẹn của da. Nhiễm nấm Candida albicans làm tăng thêm mức độ nghiêm trọng của viêm da tã lót.

Vùng da mang tã lót của trẻ khi viêm thường có các biểu hiện ở những vị trí tiếp xúc với yếu tố kích thích:

Hồng ban, sẩn, có vảy nhẹ, thường gặp ở những vị trí nhô ra như: đùi trong, bụng dưới, cơ quan sinh dục và mông của trẻ

Không gặp thương tổn da ở vùng da ở nếp bẹn vì vùng da này không tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh

Chăm sóc tình trạng viêm da tã lót ở trẻ như thế nào?

Dưới đây là một số cách giúp chăm sóc và phòng ngừa tình trạng viêm tã lót ở trẻ mà ba mẹ cần nắm rõ:

Hạn chế thời gian mặc tã cho trẻ, có thể áp dụng thời gian không mặc tã sau khi trẻ tắm hoặc sau khi thay tã

Đảm bảo da trẻ hoàn toàn khô trước khi được thay tã mới

Lựa chọn kỹ càng tã lót cho trẻ. Ưu tiên loại tã lót dùng một lần, có chứa chất liệu dạng gel siêu thấm hút, có lớp lót thoáng. Hiện không có bằng chứng chứng minh sử dụng tã vải làm giảm nguy cơ viêm da tã lót hơn do với việc sử dụng tã một lần

Khi lựa chọn khăn ướt cho trẻ, ba mẹ cần lưu ý chọn khăn không có mùi thơm hoặc cồn

Thay tã cho trẻ thường xuyên, đặc biệt sau khi trẻ đại, tiểu tiện nhằm hạn chế tối đa thời gian tiếp xúc với chất gây kích ứng

Viêm Da Tã Lót Ở Trẻ
Chăm sóc tình trạng viêm da tã lót ở trẻ

 

Cụ thể các phương pháp tiếp xúc

  • A (Air time): Thời gian không khí, hay còn gọi là thời gian không mặc tã, có thể là thách thức đối với các gia đình khi thực hiện trong trong một thời gian dài. Tuy nhiên, thời gian tiếp xúc với không khí là phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn và kinh tế nhất đối với hăm tã. Nó làm gia tăng lưu thông không khí và làm khô vùng tã, ngăn các thành phần kích ứng của nước tiểu và phân bám vào da.

Có thể thực hiện thời gian không mặc tã ngắn sau khi thay tã hoặc khi tắm giúp làm cho vùng da tiếp xúc với tã khô hoàn toàn trước khi thay tã mới. Khi trẻ ngủ, có thể quấn hai cái khăn thay cho tã giúp cho khoảng thời gian không mặc tã của trẻ tăng lên. Phương pháp này dường như thành công hơn đối với trẻ nữ.

  • B (Barrier creams): Kem chống hăm thường là phương pháp điều trị đầu tiên, cha mẹ có thể lựa chọn một loại trong số rất nhiều lựa chọn trên thị trường. Các loại kem phổ biến và hiệu quả nhất bao gồm kẽm oxit, thuốc mỡ vitamin A và D. Cách sử dụng đúng là bôi kem lớp dày sau mỗi lần thay tã, không cần làm sạch hoàn toàn vùng da giữa mỗi lần sử dụng để tránh kích ứng do chà sát.
  • C (Cleansing): Khi làm sạch vùng da mặc tã, nên sử dụng sản phẩm có độ PH gần sinh lý và chà sát nhẹ nhàng. Đối với vùng da thô ráp hoặc bị tổn thương thì có thể sử dụng khăn ẩm.
  • D (Diaper): Nên thay tã thường xuyên, tối đa mỗi 2h, làm giảm thời gian tiếp xúc của các chất gây kích ứng với da và giữ cho da càng khô càng tốt. Các cha mẹ cũng có thể biết đến quan điểm tã bằng vải tốt hơn các tã dùng một lần. Tuy nhiên, các tã giấy dùng một lần hiện đại sử dụng lớp gel siêu thấm, lớp ngoài thoáng khí hơn và thiết kế tổng thể mỏng hơn, ôm sát cơ thể của trẻ đã làm giảm tần suất viêm da tã lót ở các nước phát triển. Hiện nay, không có bằng chứng cho thấy tã vải có tác dụng bảo vệ làn da, làm giảm viêm da tã lót hoặc bảo vệ môi trường hơn tã dùng một lần.
  • E (Education): Giáo dục cho những người chăm sóc trẻ về tầm quan trọng của việc tuân thủ, nhất quán trong kế hoạch điều trị cho trẻ. Tránh sử dụng các sản phẩm có hại cho trẻ, ví dụ như bột bắp hoặc bột talc làm giảm độ ẩm của da, tăng ma sát với da vùng quấn tã, hoặc trong quá trình bôi thuốc có thể tạo ra các hạt bụi gây ra các bệnh hô hấp.

Cách bảo vệ để không bị viêm da tã lót

Làm sạch da cho trẻ bằng nước sạch hoặc xà phòng dịu nhẹ,

Nhẹ nhàng vệ sinh vùng da tã lót cho trẻ, tránh cọ xát mạnh sẽ làm tổn hại hàng rào bảo vệ da

Sử dụng kem chăm sóc và bảo vệ da sau mỗi lần thay tã giúp làm dịu da và khô thoáng hơn. Một số thành phần ba mẹ có thể tham khảo như: kẽm oxit, vitamin A, vitamin D…

Tham khảo ý kiến bác sĩ khi lựa chọn kem dưỡng da, sữa tắm hoặc tã cho trẻ. Không tự ý dùng bột bắp, bột talc vì có thể làm trầm trọng hơn tình trạng của trẻ

Khi phát hiện vùng da tã lót của trẻ có các dấu hiệu bất thường, hãy liên hệ với bác sĩ. Khi phát hiện tình trạng nặng, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số thuốc thoa tại chỗ khi cần thiết.

Tham khảo: Wikipedia

>> Để được thăm khám khi trẻ có các biểu hiện viêm da do tã lót tại khoa Nhi khoa phòng khám Pasteur, vui lòng liên hệ Tổng đài 0236 9999 868