BỔ SUNG SẮT TRONG THAI KỲ:LÀM SAO ĐỂ TRÁNH TÁO BÓN

  1. Vì sao mẹ bầu cần bổ sung sắt trong thai kỳ?

Sắt(Fe) có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành hồng cầu và cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch của cơ thể. Thiếu có thể gây thiếu máu và làm cho cơ thể mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, hệ miễn dịch bị suy giảm làm tăng nguy cơ nhiễm trùng…

Đặc biệt, trong thời gian thai kỳ, vai trò của sắt càng quan trọng hơn. Nhu cầu tăng cao trong giai đoạn này vì cơ thể cần một lượng máu lớn hơn để vận chuyển oxy cho cả mẹ và thai nhi, đảm bảo cho sự phát triển của bào thai. Hơn thế nữa, Fe còn tham gia vào quá trình phân chia để tạo ra các tế bào mới. Trong khoảng thời gian từ 15-16 ngày đầu khi bắt đầu thụ thai, Fe và axit folic tham gia vào quá trình hình thành các tế bào thần kinh ở thai nhi. Do đó, nếu thiếu sẽ tăng nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển trí não của thai nhi. 

Đối với bà mẹ, thiếu sắt sẽ gây tăng nguy cơ sinh non, nhiễm trùng hậu sản, băng huyết sau sinh, suy nhược cơ thể…Đây cũng là các yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng bào thai, non tháng, nhẹ cân ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ sau này.

Vì Sao Phải Bổ Sung Sắt Cho Bà Bầu?
Vì sao phải bổ sung sắt cho bà bầu?

2. Vì sao uống sắt gây táo bón?

Một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất khi dùng thuốc sắt đối với phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc thậm chí ở những người không mang thai là táo bón. Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng táo bón.

  • Việc không cung cấp đủ lượng nước cần thiết khiến cơ thể không hấp thu được những khoáng chất trong một số loại sắt. Do thành phần các khoáng chất có trong loại Fe không hấp thu được vào cơ thể, toàn bộ lượng khoáng chất đấy được thải ra ngoài bằng đường phân hay nước tiểu và vô tình nó trở thành gánh nặng đối với hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ bị táo bón.
  • Táo bón cũng là triệu chứng trong thường gặp trong thai kỳ do sự thay đổi các hormone trong cơ thể và sự phát triển từng ngày của thai nhi trong bụng. Những yếu tố đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường ruột, gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài qua hậu môn dẫn đến dễ bị táo bón.

Ngoài ra thành phần của thuốc cũng như quy trình sản xuất được áp dụng để tạo nên viên thuốc có thể là nguyên nhân gây táo bón. Bà bầu nên lựa chọn loại dung dịch sắt uống uy tín không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

3. Cần bổ sung sắt cho mẹ bầu như thế nào để hạn chế tình trạng táo bón?

Fe thường có hai chế phẩm là sắt vô cơ (sắt sulfat) và sắt hữu cơ (sắt fumarate và gluconate). Trong khi Fe vô cơ hấp thu bị động qua khoảng gian bào làm lượng ion sắt trong máu tăng cao gây ra các rối loạn đường tiêu hóa thì Fe hữu cơ được hấp thu một cách chủ động và có kiểm soát hơn. Tùy theo nhu cầu của cơ thể mà Fe được sản xuất hồng cầu hay được dự trữ ở gan, do đó hạn chế tình trạng lắng đọng sắt trong cơ thể. Lượng Fe hữu cơ thừa sẽ được thải qua đường tiêu hóa.

Bên cạnh việc ưu tiên bổ sung Fe hữu cơ, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý như uống đủ nước, ăn nhiều trái cây và rau xanh…để giúp giảm tình trạng táo bón. Một số thức uống giàu vitamin C như nước chanh, nước cam…giúp sắt được hấp thu tốt hơn. Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa  về các thực phẩm bổ sung nói chung và sắt nói riêng để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất, tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Tham khảo: Wikipedia

>>> Các cặp bà mẹ đang mang thai có thể đăng ký thăm khám, kiểm tra tình trạng thai nhi tại Đơn vị Sản phụ khoa Hiếm muộn Pasteur qua Tổng đài 0236 9999 868