U MÁU Ở TRẺ EM CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

U máu ở trẻ em là gì?

U máu là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, đây là thương tổn lành tính. Thời gian khởi phát sớm ngay sau sinh hoặc vài tuần đầu sau sinh. Tỷ lệ thường gặp ở trẻ nữ nhiều gấp 3 lần trẻ nam. 

U máu có thể tự thoái lui, 90% trường hợp tự thoái lui sau 9 tuổi. U máu thường xuất hiện ở vùng đầu cổ, thân mình và tay chân. Ít gặp hơn ở gan, ruột, lách, tuyến giáp…

Một số yếu tố nguy cơ u máu ở trẻ:

Sinh non

Đa thai

Mẹ sinh con khi lớn tuổi

Tiền sử bản thân và gia đình có u máu sơ sinh

Trong giai đoạn tăng sinh (trước 6 tháng tuổi), có thể thấy dát hơi nhạt màu, giãn mạch, sau đó đổi sang màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm. Trong 4 tuần đầu sau sinh, thương tổn gồ lên nhanh, kích thước và độ sâu của khối u cũng khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp.

Khối u nông có thể có màu đỏ sáng hay đỏ đậm

Khối u sâu hơn thường có màu xanh, tím hoặc hồng nhạt

U máu thể hỗn hợp có sự xuất hiện của cả 2 loại u bề mặt và thể sâu

U máu ở trẻ em có nguy hiểm không
U máu ở trẻ em có nguy hiểm không

U máu có nguy hiểm không

Giai đoạn thoái lui dần thường thấy sau 1 tuổi, có thể sớm hoặc muộn hơn. Khối u nhạt màu hơn, mềm hơn, thoái lui từ trung tâm ra vùng ngoại vi. Khi thoái lui muộn có thể để thấy tình trạng giãn mạch nông, sẹo, teo da, giảm sắc tố hay vùng da thừa tại khối u.

U máu ở trẻ nếu không được chăm sóc và theo dõi tốt có thể dẫn đến một số biến chứng như loét, nhiễm trùng, đặc biệt ở những vùng như hậu môn, sinh dục, nếp gấp. Ngoài ra u có thể gây ảnh hưởng đến chức năng sinh hoạt của trẻ khi kích thước lớn như tại vị trí mắt, mũi, nhân trung, tai…hoặc liên quan đến cơ quan nội tạng gây thiếu máu, rối loạn đông máu…

Cần được bác sĩ thăm khám và đánh giá để loại trừ với một số tình trạng khác như u bẩm sinh, u máu anh đào, u ác tính ở trẻ sơ sinh hay bất thường mạch máu…Phần lớn trường hợp u máu có thể thoái lui, chỉ cần theo dõi. Khi chẩn đoán trẻ có u, hãy trao đổi với bác sĩ về cách chăm sóc, theo dõi và khi nào cần điều trị.

Về bản chất, u rất hiếm khi gây ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là hoàn toàn không thể xảy ra, các khối u có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của các hệ cơ quan khi mà chúng phát triển quá mức về cả hình dạng và kích thước. Một điều bạn có thể yên tâm rằng u máu không phải là một căn bệnh lây lan, nó không có khả năng lây truyền từ bộ phận này sang bộ phận khác hay từ người này sang người khác.

U máu ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý lành tính, tuy nhiên khi khối u có sự tăng sinh quá mức không ngừng phát triển thì có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận trong cơ thể, thậm chí có thể gây nguy hại đến sức khỏe của trẻ khi khối u trở thành ác tính. Do vậy, đối với u máu trẻ sơ sinh, nếu được phát hiện sớm khi kích thước khối u còn nhỏ, mạch máu cũng nhỏ thì nên cho trẻ điều trị ngay để tránh ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như cuộc sống sau này của trẻ.

Tham khảo: Wikipedia

Đặt lịch thăm khám, quý khách hàng có thể liên hệ Tổng đài 0236 9999 868 để Pasteur hỗ trợ tư vấn nhé!