Tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm là bao nhiêu?

Phương pháp thụ tinh ống nghiệm IVF được áp dụng khá phổ biến hiện nay đối với điều trị vô sinh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn thắc mắc không biết tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm IVF là bao nhiêu? Liệu có mang lại hạnh phúc có con cho gia đình không? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết này của Pasteur Đà Nẵng nhé. 

Tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm IVF dựa vào những yếu tố nào? 

Tỷ lệ thành công của thụ tinh ống nghiệm IVF thường thay đổi tuỳ theo tuổi của vợ. Theo nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ thành công trung bình của các ca thụ tinh IVF có mức cao hàng đầu hiện nay. Một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thành công như sau: 

Tuổi tác 

Tỷ Lệ Thành Công Thụ Tinh Ống Nghiệm Là Bao Nhiêu? Ảnh Minh Họa

Phụ nữ tuổi trên 35 sẽ có tỷ lệ thành công mang thai thấp 

Đối với nữ, tuổi đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của một cặp vợ chồng. Khi càng cao tuổi thì chất lượng trứng ngày càng giảm. Đặc biệt, sau 35 tuổi tình trạng này diễn ra nhanh hơn và đến thời kỳ mãn kinh số trứng của phụ nữ đã cạn kiệt thật sự. 

Tỷ Lệ Thành Công Thụ Tinh Ống Nghiệm Là Bao Nhiêu? Ảnh Minh Họa

Tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm ngày càng giảm khi tuổi càng cao

Khác với nữ giới, ở nam khả năng sinh tinh tại tinh hoàn kéo dài suốt cuộc đời của họ, nhưng khi càng lớn chất lượng tinh trùng và khả năng tinh dục càng giảm. 

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Những cặp vợ chồng khi làm IVF cần phải xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ những chất dinh dưỡng thiết yếu như thịt bò, thịt gà, cua, hàu, tôm, chất xơ từ những loại rau.

Tỷ Lệ Thành Công Thụ Tinh Ống Nghiệm Là Bao Nhiêu? Ảnh Minh Họa

Sử dụng những loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ giúp tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm cao hơn

Đặc biệt, nên tránh sử dụng những chất kích thích như rượu, bia, chất ma tuý.

Đời sống sinh hoạt 

Hai vợ chồng nên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, để nâng cao thể trạng. Đặc biêt, nên giữ được tâm trạng vui vẻ, thoải mái, hạn chế quan hệ tinh dục trong giai đoạn làm IVF thì kích thích tử cung co bóp ảnh hưởng đến phôi thai. 

Tỷ Lệ Thành Công Thụ Tinh Ống Nghiệm Là Bao Nhiêu? Ảnh Minh Họa

Luyện tập yoga nhẹ nhàng hàng ngày giúp nâng cao thể trạng 

Những bệnh qua đường tình dục 

Trước khi bước vào quá trình điều trị IVF, hai vợ chồng cần thực hiện kiểm tra sức khoẻ tổng quát cũng như khám sức khoẻ sinh sản để phát hiện những bất thường ở cơ quan sinh dục. 

Cơ sở thực hiện kỹ thuật IVF

Thụ tinh ống nghiệm là một quy trình khá phức tạp đòi hỏi những bác sĩ có trình độ chuyên môn cao cùng với kinh nghiệm dày dặn. Cơ sở thực hiện phải áp dụng được nhiều phác đồ điều trị để lựa chọn phương pháp phù hợp với bệnh nhân. 

Đồng thời, khi thực hiện IVF, nơi thực hiện cũng cần đạt chuẩn về độ vô trùng, nhiệt độ, độ ẩm… máy móc trang thiết bị hiện đại để tạo nôi trường nuôi dưỡng phôi diễn ra thuận lợi nhất. Đây cũng chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công IVF. 

Những điều cần chuẩn bị trước khi thực hiện thụ tinh ống nghiệm 

  • Để có tỷ lê thành công thụ tinh ống nghiệm cao thì cần phải lưu ý chuẩn bị những điều như sau: 
  • Trước khi thực hiện kỹ thuật IVF, vợ chồng sẽ được chỉ định một số những xét nghiệm nhằm kiểm tra và đánh giá chức năng sinh sản, sức khoẻ tổng quan. 
  • Tiếp đó là khám tiền mê cho vợ, bác sĩ sẽ đánh giá trực tiếp tình trạng sức khoẻ của vợ xem có đủ điều kiện không. Vì khi thực hiện chọc hút trứng thì cần phải gây mê. 
  • Đặc biệt, vợ chồng nên chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý, sức khoẻ, tài chính và sắp xếp công việc… để bước vào hành trình đi tìm con cho thuận lợi nhất. 

Những câu hỏi thường gặp khi thụ tinh ống nghiệm IVF

Ngoài thắc mắc về tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm ra, các cặp vợ chồng còn có những câu hỏi như sau: 

Tại sao thụ tinh ống nghiệm IVF lại phải mổ? 

Rất nhiều gia đình quan niệm rằng thai IVF là thai vàng bạc, quý hiếm nên sinh mổ để đảm bảo việc sinh nở thuận liwji, mẹ tròn con vuông. Nhưng thai thụ tinh ống nghiệm IVF vẫn hoàn toàn có thể sinh thường được nếu sức khoẻ mẹ và bé ổn định, đủ điều kiện và không có chỉ định bắt buộc phải mổ. 

Tại sao thai IVF hay bị ra máu? 

Vấn đề thai được thụ tinh ống nghiệm IVF ra máu có thể diễn ra ở giai đoạn làm tổ, tức là những ngày đầu tiên sau khi thực hiện quá trình chuyển phôi. Nguyên nhân ở đây có thể là do phôi bám dính vào niêm mạc tử cung của mẹ dẫn đến một vài mạch máu nhỏ bị tổn thưởng và ra máu. Đây là một trong những hiện tượng sinh lý bình thường và không đáng lo ngại. 

Tuy nhiên, trong những trường hợp ra máu kéo dài, kèm theo những triệu chứng khác như đau bụng dưới thì mẹ bầu nên đi thăm khám kỹ lưỡng để điều trị giữ thai kịp thời. 

Trên đây là những thông tin bác sĩ giải đáp thắc mắc về tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm là bao nhiêu. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ, thăm khám cho những cặp đôi hiếm muộn, vô sinh, kiểm tra sức khoẻ tiền hôn nhân. Để được thăm khám và tư vấn vui lòng liên hệ HOTLINE 0236999868 hoặc truy cập website Pasteur.com.vn nhé.