Dày sừng nang lông – keratosis pilaris là một tình trạng da khá thường gặp với biểu hiện đặc trưng là các nút sừng ở vị trí nang lông, tạo thành các sẩn nhô lên khỏi mặt da, làm cho da thô ráp, sần sùi.
Dày sừng nang lông là gì?
Dày sừng nang lông là một tình trạng lành tính với đặc điểm dày sừng ở phễu và miệng của nang lông. Sự rối loạn trong quá trình sừng hóa làm hình thành các nút sừng ở cổ nang lông. Những sẩn nhỏ tạo cảm giác thô ráp khi sờ vào da.
Dày sừng nang lông có thể gặp nhiều lứa tuổi, thường gặp hơn ở thanh thiếu niên. Yếu tố gia đình cũng là một trong những nguy cơ của bệnh.
Nguyên nhân gây ra dày sừng nang lông là gì?
Cơ chế bệnh sinh là do bất thường phần trên của nang lông (vùng cổ nang lông). Bệnh có tính chất di truyền, kiểu di truyền trội nhiễm sắc thể thường. 50% con của bố hoặc mẹ mắc dày sừng nang lông có thể sẽ có biểu hiện này. Ngoài ra bệnh còn thứ phát sau khi sử dụng một số liệu pháp điều trị ung thư nhắm trúng đích.
Triệu chứng của dày sừng nang lông là gì?
Các sẩn có màu như màu da hoặc có màu đỏ, kích thước khoảng 1 – 2 mm, thường tập trung thành từng đám
Da có thể sần, thô ráp như da gà kèm có tăng sắc tố ở trung tâm nang lông
Thường gặp ở mặt duỗi các tay, chân, thân mình, mặt
Khi viêm nang lông có thể thấy những quầng đỏ quanh nang lông
Dày sừng nang lông có thể biểu hiện của một số tình trạng da khác như vảy cá, vảy phấn hồng hay viêm da cơ địa
Tuổi khởi phát của dày sừng nang lông là 10 năm đầu đời, những triệu chứng có thể nặng hơn ở giai đoạn dậy thì. Bệnh thường cải thiện dần theo tuổi.
Chăm sóc tình trạng dày sừng nang lông như thế nào?
Dày sừng nang lông chủ yếu gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Việc theo dõi và điều trị cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán và có hướng chăm sóc và điều trị phù hợp.
Lựa chọn xà phòng có độ pH phù hợp với da, hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa
Tránh tắm nước quá nóng
Duy trì sử dụng kem dưỡng ẩm hằng ngày
Sử dụng thuốc bôi có thành phần như acid lactic, acid salicylic, tretinoin, adapalene… Lưu ý cần tham khảo ý kiến của bác sĩ vì sử dụng nồng độ không phù hợp có thể gây kích ứng da
Một số phương pháp như laser, tái tạo da bằng hóa chất sẽ được chỉ định khi cần thiết
Hydrophilic petrolatum và nước (với các phần bằng nhau) hoặc xăng dầu với axit salicylic 3% có thể giúp làm phẳng các vết thương. Dung dịch axit lactic hoặc ammonium lactat, axit salicylic 6%, hoặc kem hoặc gel tretinoin 0,1% cũng có thể có hiệu quả. Các loại retinoid bôi hiệu quả khác có thể bao gồm kem hoặc gel adapalene 0,1% và kem hoặc gel tazarotene 0,05%. Tacrolimus tại chỗ và axit azelaic ở nhiều hàm lượng khác nhau cũng đã được chứng minh là có hiệu quả cần phải tránh dùng kem axit ở trẻ nhỏ vì gây bỏng và gây cảm giác châm chích.
Tham khảo: Wikipedia
>> Để được thăm khám khi có các biểu hiện về da liễu tại khoa Nội tiết phòng khám Pasteur, vui lòng liên hệ Tổng đài 0236 9999 868