Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em và trẻ nhỏ (2,3 tuổi) là gì? Những dấu hiệu, biểu hiện cũng như các nguyên nhân gây ra như thế nào.. Đó hầu như là những câu hỏi thắc mắc mà rất nhiều phụ huynh quan tâm tìm kiếm hiện nay.
Bài viết sau đây phòng khám đa khoa Pasteur xin chia sẻ đầy đủ các vấn đề liên quan về bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ để bạn đọc có thêm kiến thức cũng như đưa con em mình đi khám và điều trị sớm
1/ Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ là gì
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược thức ăn từ dạ dày lên thực quản, là một trong những nguyên nhân thường gặp gây khò khè, ọc sữa ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, thời gian điều trị thường kéo dài.
Tương tự như vậy, khi thức ăn từ dạ dày xuống ruột cũng sẽ đi qua một van có chức năng giống như tâm vị, có tên gọi là môn vị. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cơ tâm vị yếu nhưng cơ môn vị lại rất phát triển. Do đó, thức ăn dễ ứ đọng lâu trong dạ dày và tạo điều kiện thuận lợi để gây ra hiện tượng trào ngược thực quản dạ dày ở trẻ em.
Theo thống kê cho thấy, hơn một nửa số trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản trong 3 tháng đầu đời. Điều quan trọng đối với bác sĩ nhi khoa là phân biệt giữa trào ngược bình thường và bệnh lý.
2/ Các dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ
– Cáu kỉnh
– Không thoải mái
– Ưỡn cong lưng trong hoặc ngay sau khi cho ăn
– Ăn kém
– Ho
Những triệu chứng này thường không gây hại cho em bé.
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có thể dễ bị bỏ sót. Sự trào ngược ở trẻ thường tự biến mất vào khoảng từ 12-18 tháng tuổi.
Với trẻ hơn 18 tháng tuổi, bé vẫn còn trào ngược không có lý do rõ rệt thì phải nghĩ đến trào ngược dạ dày thực quản do bệnh lý ngoại khoa gây nôn ói kéo dài như: hẹp phì đại cơ môn vị, thoát vị khe, thực quản to, thực quản đôi, ruột xoay bất toàn, khối u gây chèn…
* Nếu các triệu chứng vẫn còn sau 18 tháng tuổi hoặc trở nên nặng hơn, hãy đến gặp bác sĩ khám nhi. Các triệu chứng nghiêm trọng bao gồm:
- Thiếu cân
- Không ăn
- Khó thở
- Nôn ra một lượng lớn
- Nôn ra dịch màu xanh lá hoặc nâu
- Khó thở sau khi nôn
3/ Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ có nguy hiểm không
Khi trẻ sau 1 tuổi vẫn thường xuyên bị ọc sữa và có các dấu hiệu của trào ngược bệnh lý nêu trên, sẽ gặp phải các biến chứng của trào ngược dạ dày gây ra:
- Biến chứng về tiêu hóa: Viêm thực quản với nhiều mức độ khác nhau, ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống của trẻ. Nặng nhất là barrett thực quản, là tình trạng thực quản bị viêm, đường thực quản hẹp khiến cho việc lưu thông thức ăn từ miệng xuống dạ dày gặp nhiều khó khăn.
- Biến chứng về hô hấp: Trẻ sẽ dễ bị khò khè, ho kéo dài, và điều trị thông thường không giúp trẻ thuyên giảm các triệu chứng. Axit từ dạ dày trào lên thực quản khiến dây thanh ở cổ họng dày lên, làm cho bé bị khò khè, khàn giọng. Nặng hơn, trào ngược dạ dày trẻ em còn liên quan đến tình trạng hen suyễn ở trẻ.
- Biến chứng về răng miệng và tai-mũi-họng: Trẻ bị trào ngược bệnh lý có thể bị viêm tai, viêm xoang, mòn răng, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, lâu dài ảnh hưởng đến sự phát triển về hành vi của trẻ.
3/ Để giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, bố mẹ có thể
– Để bé ợ một vài lần trong thời gian cho bú
– Cho ăn thường xuyên hơn, mỗi lần ăn lượng nhỏ hơn
– Giữ cho bé đứng/ngồi thẳng trong 30 phút sau khi ăn
– Thay đổi chế độ ăn uống của mẹ (nếu mẹ đang cho con bú)
– Thay đổi loại sữa bé đang dùng
– Một số loại thuốc mua theo đơn để kiểm soát các triệu chứng
….
Qua bài viết này bây giờ các phụ huynh đã biết thêm các kiến thức về việc trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ để có thể dễ xử lý hơn khi gặp những tình trạng như vậy ở con em mình..
Ngoài ra nếu cần tư vấn thêm về các vấn đề sức khỏe hay bệnh của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến phòng khám nhi của pasteur để được các y bác sĩ thăm khám và trao đổi đầy đủ hơn nhé..
Xem thêm