TÌNH TRẠNG HOẢNG SỢ KHI NGỦ Ở TRẺ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Hoảng sợ khi ngủ (Sleep terrors) hay còn có tên gọi hội chứng giấc ngủ kinh hoàng là tình trạng sợ hãi trong lúc ngủ. Hoảng sợ khi ngủ thường gặp ở trẻ nữ hơn trẻ nam. Khoảng 40% trẻ em gặp phải tình trạng hoảng sợ khi ngủ, tỷ lệ này giảm dần ở lứa tuổi trưởng thành.

Những nguyên nhân làm trẻ hoảng sợ khi ngủ là gì?

Để điều trị tình trạng hoảng sợ khi ngủ ở trẻ, cần nắm một số nguyên nhân thường gặp gây nên tình trạng này:

  • Trẻ lo lắng, căng thẳng hay sợ hãi một điều nào đó
  • Trẻ bị thiếu ngủ hay mất ngủ
  • Thời gian ngủ của trẻ bị thay đổi quá nhiều
  • Trẻ có vấn đề về sức khỏe 
  • Tiền sử gia đình của trẻ có người có tình trạng hoảng sợ khi ngủ hay mộng du
    Hoảng Sợ Khi Ngủ Ở Trẻ
    Tình trạng hoảng sợ khi ngủ ở trẻ

Những dấu hiệu của tình trạng hoảng sợ khi ngủ

Hoảng sợ khi ngủ thường gặp trong giấc ngủ tối, hiếm khi gặp trong khi ngủ trưa. Những biểu hiện có hoảng sợ khi ngủ ở trẻ có thể gặp là:

  • Trẻ la hét khi ngủ
  • Cử động chân tay một cách vô thức: đá, đập…
  • Ngồi bật dậy và có biểu hiện sợ hãi trên khuôn mặt
  • Trẻ có thể đổ mồ hôi, mặt đỏ bừng
  • Vào ngày hôm sau, trẻ không có ký ức về tình trạng hoảng sợ khi ngủ. Khác với hoảng sợ khi ngủ, trẻ có cơn ác mộng sẽ nhớ hoàn toàn hoặc một phần về giấc mơ của trẻ
  • Giấc ngủ chia thành 2 giai đoạn: REM – mi mắt cử động nhanh, và NREM – mi mắt hầu như không cử động. Trong đó, hội chứng giấc ngủ kinh hoàng diễn ra vào giai đoạn NEM, trong 1/3 thời gian gian đầu của giấc ngủ. Những cơn ác mộng chủ yếu xảy ra ở giai đoạn REM, thường từ sau 2 giờ sáng.

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Ba mẹ không cần quá lo lắng khi trẻ có tình trạng hoảng sợ khi ngủ. Hãy trao đổi với bác sĩ khi tình trạng này, đặc biệt khi xảy ra thường xuyên làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ, trẻ buồn ngủ quá mức làm ảnh hưởng đến sinh hoạt vào ban ngày. Nếu tình trạng hoảng sợ khi ngủ vẫn tiếp tục ở tuổi thiếu niên hoặc tuổi trưởng thành, cần tìm rõ yếu tố nguy cơ và điều trị một cách hiệu quả.

Đảm bảo trẻ được ngủ đủ giấc, thói quen đi ngủ đúng giờ. Tạo không gian phòng ngủ yên tĩnh, an toàn, ánh sáng phù hợp. Trò chuyện nhẹ nhàng, âu yếm với trẻ, lắng nghe những chia sẻ của trẻ, đặc biệt là thời gian trước khi ngủ cũng là những phương pháp giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng hoảng sợ khi ngủ.

Gia đình thực hiện các biện pháp phòng ngừa những tổn thương cơ thể có thể xảy ra khi trẻ bị rối loạn giấc ngủ: không cho trẻ nằm giường cao, không để những vật sắc nhọn hoặc dễ vỡ ở gần giường ngủ, đóng lối đi cầu thang và cửa nhà, cửa sổ về ban đêm để trẻ không ra khỏi nhà.

Giúp trẻ trở lại giấc ngủ bình thường sau khi trẻ bị cơn hoảng sợ ban đêm bằng cách vỗ về, dỗ dành, an ủi, đặt trẻ nhẹ nhàng vào giường

Đối với những trẻ thường xuyên bị rối loạn ngủ có thể làm giảm tần suất cơn bằng cách: ghi chép khoảng thời gian từ khi trẻ bắt đầu ngủ cho đến khi có cơn trong 7 đêm liên tục để biết được qui luật khi nào thì trẻ có cơn. Sau đó chủ động đánh thức trẻ dậy trước khi cơn vẫn thường xảy ra trước đó 15 phút. Cho trẻ thức tỉnh khoảng 5 phút, sau đó lại cho trẻ ngủ tiếp

Tham khảo: Wikipedia

>> Để được thăm khám khi có các biểu hiện về bất thường của trẻ tại phòng khám Pasteur, vui lòng liên hệ Tổng đài 0236 9999 868