TÌM HIỂU VỀ TẬT NHỔ TÓC

Tật nhổ tóc là gì?

Tật nhổ tóc (Trichotillomania) là một rối loạn vận động không kiểm soát. Tình trạng này thường liên quan đến tình trạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn tăng động giảm chú ý, trầm cảm, lo lắng, tự kỷ…

Yếu tố di truyền và môi trường cũng tác động vào cơ chế bệnh của tình trạng tật nhổ tóc. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh cũng như tình trạng sức khỏe tâm lý thì chất lượng cuộc sống của người bệnh sẽ bị thay đổi rất nhiều.

Tật nhổ tóc thường xuất hiện ở lứa tuổi thanh thiếu niên (10-13 tuổi), đôi khi xuất hiện ở trẻ nhỏ. Thời gian mắc bệnh có thể kéo dài vài năm hoặc đến khi trưởng thành. Ở trẻ em, tỉ lệ nam nữ như nhau nhưng ở tuổi trưởng thành, nữ nhiều hơn nam, đặc biệt khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt và có thể nặng hơn khi mang thai do thay đổi nội tiết tố.

Nguyên nhân của tật nhổ tóc hiện nay vẫn chưa rõ. Di truyền và môi trường cũng góp phần vào cơ chế bệnh sinh. Các triệu chứng bao gồm nhổ tóc lặp đi lặp lại, bứt tóc, ăn tóc và cảm thấy nhẹ nhõm sau khi nhổ tóc ở các vùng như da đầu, lông mày, lông mi, râu, lông mu…gây một số tác dụng phụ như ngứa hoặc châm chích vùng tóc bị nhổ, hói, mỏng tóc, rụng tóc từng mảng, kích ứng da và rối loạn lo âu. Bệnh nhân rơi vào một vòng xoắn bệnh lý: lo lắng-nhổ tóc-giảm lo lắng tạm thời-lo lắng hơn – nhổ tóc lại.

Bệnh thường có ở trẻ em hơn người trưởng thành, gặp ở nữ nhiều hơn nam, nặng hơn khi đến chu kỳ kinh nguyệt, mang thai do có sự thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể. Ở người trưởng thành, tật nhổ tóc thường gặp ở những người ít vận động hay có lối sống tĩnh tại.

Tật Nhổ Tóc
Tìm hiểu về tật nhổ tóc

Nguyên nhân gây ra tật nhổ tóc

Người bệnh có xu hướng nhổ tóc khi xuất hiện cảm xúc lo lắng, buồn chán, giận dữ, xấu hổ hay căng thẳng. Cảm giác nhổ tóc và lượng tóc càng nhiều khiến người bệnh giảm những cảm xúc tiêu cực hơn. 

  • Tận hưởng cảm giác độ dày của tóc trên ngón tay của họ
  • Tận hưởng cảm giác kéo tóc trên da đầu
  • Cảm xúc lo lắng, buồn chán, tức giận, xấu hổ hoặc căng thẳng

Để chẩn đoán tật nhổ tóc, bác sĩ sử dụng các tiêu chuẩn trong “Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần” (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, 5th – DSM-5):

  • Nhổ tóc lặp đi lặp lại dẫn đến rụng tóc.
  • Nhiều lần cố gắng hạn chế hoặc ngừng nhổ tóc.
  • Nhổ tóc gây ra căng thẳng hoặc làm giảm chức năng xã hội, nghề nghiệp hoặc các lĩnh vực khác
  • Nhổ tóc hoặc hói không liên quan đến bệnh lý khác (ví dụ: bệnh lý da liễu)
  • Nhổ tóc không do nguyên nhân rối loạn tâm thần khác (ví dụ: cố gắng cải thiện khiếm khuyết nhận thức hoặc ngoại hình trong rối loạn dị dạng cơ thể)

Tật nhổ tóc thường không được chẩn đoán do người bệnh thường xấu hổ và sợ hãi khi nói về các triệu chứng của mình. Bệnh có thể kéo dài trong nhiều tháng hay nhiều năm.

Vùng tóc rụng của bệnh không có tính chất đối xứng, tóc ở những độ dài khác nhau, có thể thấy những vết cào gãi chảy máu. Bên cạnh rụng tóc thì còn thấy rối loạn vận động không kiểm soát của người bệnh có thể ảnh hưởng đến lông mày, lông mi, râu, lông mu…Một số hành động khác có thể đi kèm như mút hoặc cắn móng tay, nhai và ăn tóc.

Tật nhổ tóc có thể kéo dài nhiều tháng đến nhiều năm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tật nhổ tóc được đánh giá là một tình trạng sức khỏe tâm thần có thể điều trị. Hãy đến bác sĩ chuyên khoa khi phát hiện vấn đề sức khỏe để sớm được chăm sóc và hỗ trợ điều trị.

Điều trị tật nhổ tóc

Liệu pháp tâm lý kèm giáo dục bệnh nhân được xem là sự lựa chọn đầu tiên trong tật nhổ tóc. Bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định thuốc điều trị phối hợp trong một số trường hợp cần thiết.

  • Tăng nhận thức về các triệu chứng và yếu tố khởi phát
  • Thay thế hành vi nhổ tóc bằng hành vi khác
  • Tìm cách duy trì động lực để ngưng việc nhổ tóc
  • Thực hành các kỹ năng mới trong các tình huống khác nhau

Tham khảo: Wikipedia

Để được thăm khám khi có các biểu hiện về da liễu tại khoa Nội tiết phòng khám Pasteur, vui lòng liên hệ Tổng đài 0236 9999 868