Chăm sóc da, tóc, móng như thế nào là một vấn đề mà các mẹ bầu rất quan tâm. Việc chăm sóc da, tóc, móng đúng cách giúp tâm lý mẹ bầu được duy trì tích cực hơn mà vẫn không ảnh hưởng đến thai nhi.
Những thay đổi trong thai kỳ đến hệ da, tóc móng của mẹ bầu như thế nào?
Tóc trở nên khô và dễ bị rụng hơn
Sự thay đổi hormone làm sắc tố da thay đổi, da trở nên nhạy cảm và có thể xuất hiện mụn nhiều hơn
Rất nhiều mẹ bầu xuất hiện tình trạng rạn da ở bụng, mông, đùi hay ngực, điều này làm ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của mẹ bầu
Lông và tóc có thể phát triển dày hơn
Móng tay giòn và dễ gãy hơn. Những thay đổi về tóc và móng sẽ cải thiện dần sau khi sinh

Mẹ bầu cần chăm sóc da, tóc, móng như thế nào?
Chăm sóc da
Điều trị mụn trong thai kỳ cần được lưu ý, một số thành phần không được các chuyên gia khuyến cáo trong giai đoạn mang thai như kháng sinh Tetracycline, Isotretinoin đường uống, các dẫn xuất của vitamin A khác như Retinol, Tretinoin, Adapalene…Một số thành phần trị mụn mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng như: Azelaic acid hay Benzoyl peroxide…
Lựa chọn kem chống nắng vật lý có chỉ số SPF từ 30 trở lên để chăm sóc da. Sử dụng trang phục chống nắng, mũ rộng vành, tối màu để che chắn khi tiếp xúc với ánh nắng mắt trời
Thực hiện các bước tẩy trang, rửa mặt và dùng kem dưỡng ẩm mỗi tối để chăm sóc da với các sản phẩm dịu nhẹ, an toàn và không gây kích ứng da
Kem dưỡng ẩm chăm sóc da mặt được dùng ở vùng mặt và toàn thân, đặc biệt ở những vùng da khô hay vùng da bị rạn
Giữ tâm lý lạc quan, thoải mái. Sức khỏe tinh thần tốt cũng giúp sức khỏe của làn da được cải thiện đáng kể
Uống nhiều nước, có chế độ ăn khoa học, ăn nhiều rau xanh và trái cây cung cấp dinh dưỡng cho chăm sóc da
Tập luyện các bài tập thể dục, yoga nhẹ nhàng, phù hợp
2. Chăm sóc tóc
Việc nhuộm, duỗi tóc hay sử dụng chất tạo kiểu tóc trong thai kỳ không được khuyến cáo trong giai đoạn mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ
Không chỉ có vậy, do lượng hormone của bạn tăng cao trong thời kì mang thai, thuốc nhuộm hay các hóa chất khác sẽ khó ăn hơn nên các nhà làm tóc có thể tăng cao liều lượng thuốc và gây ảnh hưởng cho bạn. Có đến hai khoảng thời gian lúc mang thai mà bạn cần phải hết sức cẩn trọng trong việc sử dụng các sản phẩm có chứa hóa chất: Khoảng thời gian 3 tháng đầu mang thai và 3 tháng sau khi sinh, và những lưu ý cần thiết như sau:
Chọn màu nhuộm không chứa ammonia: Thành phần ammonia có thể mang đến cho bạn một màu tóc siêu rực rỡ nổi bật và cũng không hề tốt cho thời kì mang thai chút nào. Bạn nên xem trên bao bì sản phẩm thuốc nhuộm hoặc hỏi stylist tóc của mình trước khi đưa ra quyết định.
Làm loãng thuốc nhuộm: Bạn có thể pha loãng thuốc nhuộm để giảm bớt ảnh hưởng của thuốc nhuộm lên tóc bằng nước hoặc tinh chất jojoba, dầu hạnh nhân, dầu hoa hướng dương. Hãy nhớ làm thử nghiệm trước bằng cách nhuộm trước một chút nếu thấy có kích ứng lên da đầu thì ngay lập tức gội sạch đi.
Nhuộm ombre hoặc nhuộm đuôi: Bởi lẽ các hình thức nhuộm tóc này sẽ giúp da đầu bạn tránh xa được các hóa chất từ thuốc nhuộm.
3. Chăm sóc móng tay
Sử dụng sơn không có thuốc nhuộm: Hầu hết ngày nay, các thương hiệu đều đã chuyển sang sử dụng các nguyên liệu tự nhiên không có hóa chất dành cho các sản phẩm sơn của mình. Tuy nhiên bạn vẫn nên kiểm tra kĩ nguyên liệu ghi trên lọ trước khi sử dụng.
Mang theo bộ làm móng riêng: Câu chuyện tự mang theo đồ làm móng đến salon có thể không phù hợp với nhiều quý cô nhưng đây lại là cách đảm bảo nhất để bạn có thể an toàn và không nhiễm nấm, vi khuẩn từ những dụng cụ tại hàng.
Sử dụng các gói dịch vụ ở Salon : Điều quan trọng nhất chính là sự thoải mái bạn cảm thấy khi được chăm sóc trong thời kì thai kì. Hãy tận hưởng những gói dịch vụ tận tình tại các salon hiện nay nhất là khi bụng bạn đang ngày một to ra và bạn khó có thể nhìn thấy ngón chân mình thêm nữa.
Tham khảo: Wikipedia
Tham khảo ý kiến bác sĩ khi lựa chọn các sản phẩm chăm sóc và dưỡng da, tóc, móng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi tại khoa Sản phụ khoa của phòng khám Pasteur bạn có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 023 63811868