Đối tượng thường bị chuột rút về đêm
Chuột rút khi ngủ thường xảy ra ở người cao tuổi. Có khoảng 1/3 những người trên 60 tuổi và gần 50% số người già từ 80 tuổi trở lên bị chuột rút vào ban đêm. Trong số đó, có khoảng 40% bệnh nhân bị chuột rút khi ngủ với tần suất khoảng 3 lần/tuần, thậm chí một số trường hợp có thể bị mỗi ngày.
Biểu hiện chuột rút khi ngủ là sự co thắt cơ đột ngột không tự ý, đa số các trường hợp xảy ra ở cơ bắp chân, thỉnh thoảng tình trạng này gặp ở cơ đùi và cơ bàn chân. Hiện tượng chuột rút lúc ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường có xu hướng gia tăng dần theo độ tuổi. Đối với người bình thường khỏe mạnh, đôi khi cũng gặp phải chuột rút vào bất cứ thời điểm nào đó trong ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng chuột rút khi ngủ tái phát nhiều lần thì bệnh nhân cần đi khám và chẩn đoán chính xác vì rất có thể đó là dấu hiệu tiềm ẩn của một bệnh lý nào đó.
Chuột rút là tình trạng co cơ mạnh, thắt chặt, thường xuất hiện đột ngột gây triệu chứng đau từ vài giây đến vài phút. Đối với đa số mọi người, thỉnh thoảng sẽ gặp hiện tượng chuột rút về đêm, nhưng đối với một số trường hợp bạn cần nên đến gặp Bác sĩ.
Bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám nếu:
Chuột rút nghiêm trọng và kéo dài dai dẳng
Xuất hiện triệu chứng chuột rút khi tiếp xúc với một số chất độc, chẳng hạn như chì
Chuột rút làm gián đoạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng công việc hằng ngày
Xuất hiện triệu chứng yếu hoặc teo cơ ở chân khi chuột rút kéo dài
Biện pháp ngăn ngừa hiện tượng chuột rút về đêm
Để hạn chế xảy ra chuột rút vào ban đêm, người bệnh nên tích cực vận động, tập thể dục đều đặn, thường xuyên để giúp lưu thông khí huyết. Buổi tối trước khi đi ngủ, nên vận động cơ bắp nhẹ nhàng hoặc tập kéo căng cơ bắp chân vài phút trước khi vào giấc ngủ. Ban ngày, người bệnh có thể đi bộ, chạy bộ, bơi lội, tập đạp xe để vận động cho đôi chân. Không nên tắm khi nước quá lạnh, nhất là tắm nước biển, nước trong bể bơi.
Mỗi khi làm việc nặng, ra mồ hôi nhiều, cần chú ý bổ sung nước có pha muối ăn để cân bằng lại điện giải và tránh mất nước (nên dùng dung dịch oresol). Uống đủ lượng nước cần thiết trong một ngày (khoảng 1,5 – 2 lít). Đối với chế độ ăn uống, nên ăn nhiều rau trong các bữa chính, sau mỗi bữa ăn nên bổ sung thêm các loại trái cây như chuối, nho, đậu, cam, mơ, đu đủ, xoài, sầu riêng, lựu, lê .
Các biện pháp có thể giúp bạn ngăn ngừa chuột rút vào ban đêm:
Uống nhiều nước, tránh làm cơ thể bị mất nước
Kéo căng cơ chân hoặc làm động tác đạp xe tại chỗ vài phút trước khi ngủ
Mặc dù, thuốc Quinine đã từng được sử dụng rất rộng rãi, nhưng hiện tại không còn được khuyến cáo sử dụng do các nguy cơ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc này. Các biện pháp có thể giúp bạn giảm đau khi bị chuột rút vào ban đêm:
Kéo bàn chân hướng lên trên
Xoa bóp vùng cơ đang bị co cứng bằng tay hoặc nước đá
Đi bộ hoặc lắc lư cẳng chân
Tắm nước ấm
Tham khảo: Wikipedia
Khi có các dấu hiệu bất thường về cơ xương khớp, hãy tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra. Tại Pasteur, đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, tận tình chu đáo cùng với trang bị hiện đại, hệ thống máy 4D/3D Voluson E6 giúp hỗ trợ bác sĩ phát hiện sớm những bất thường của người bệnh.