logo Phòng khám Đa khoa Pasteur Đà Nẵng
Số 39 - Nguyễn Tường Phổ

Hòa Minh - Liên Chiểu - Đà Nẵng

Tin tức / Blogs​

Thai nhi nhẹ cân: Nguyên nhân và cách phòng tránh thai nhi nhẹ cân

Thai nhi nhẹ cân là một trong những vấn đề mà các bà bầu cần đặc biệt quan tâm trong quá trình mang thai. Bởi thai nhi nhẹ cân có thể dẫn tới nhiều vấn đề thậm chí ảnh hưởng đến các cơ quan như da, xương, não của trẻ. Đây cũng chính là lý do các mẹ cần đi khám thai định kỳ để đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất.

Vậy thì bạn đã biết rõ về tình trạng thai nhi nhẹ cân hay chưa? Nguyên nhân khiến thai nhẹ cân là gì? Làm cách nào để phòng tránh suy dinh dưỡng bào thai? Hãy cùng Pasteur khám phá chi tiết ngay nhé!

Thai nhi nhẹ cân gây ra tình trạng gì?

Thai Nhi Nhẹ Cân: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh Thai Nhi Nhẹ Cân Ảnh Minh HọaThai Nhi Nhẹ Cân

Thai nhi nhẹ cân hay suy dinh dưỡng bào thai là thể suy dinh dưỡng sớm nhất. Ở những trẻ này các cơ quan như da, xương, não đều bị ảnh hưởng, dễ nhận thấy nhất là khi trẻ sinh ra bị nhẹ cân.

  • Tình trạng suy dinh dưỡng bào thai có thể khiến thai chết đột ngột do không lấy được oxy và chất dinh dưỡng. Trong 3 tháng cuối thai kỳ suy dinh dưỡng bào thai khiến não bộ thai nhi chậm phát triển dẫn tới trẻ kém thông minh.
  • Trong lúc chuyển dạ thai có thể chết non do ngạt hay sang chấn như gãy xương, liệt thần kinh…Trẻ dễ bị hạ thân nhiệt, hạ đường máu gây rối loạn nhịp thở, hay hạ canxi dẫn tới co giật.
  • Sau khi sinh bé có thể xuất hiện bất thường về tiêu hóa, hạ đường huyết, hạ canxi huyết hay bị vàng da giai đoạn sơ sinh.

Những thai phụ có nguy cơ thai nhẹ cân

Thai Nhi Nhẹ Cân: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh Thai Nhi Nhẹ Cân Ảnh Minh HọaThai Nhi Nhẹ Cân: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh Thai Nhi Nhẹ Cân Ảnh Minh Họa

Tình trạng thai nhi nhẹ cân thường xuất hiện ở các nhóm sau:

  • Thai phụ có tiền sử đẻ con chậm phát triển trong tử cung
  • Thai phụ tăng cân ít hơn bình thường trong thai kỳ
  • Chiều cao tử cung nhỏ hơn tuổi thai
  • Mắc các bệnh lý như cao huyết áp, đái tháo đường
  • Tiền sử hút thuốc lá, nghiện rượu bia, sử dụng chất kích thích
  • Mang song thai hoặc đa thai…

Có nhiều trường hợp dù cân nặng của mẹ vẫn tăng đều nhưng thai nhi lại bị nhẹ cân. Do vậy các mẹ bầu cần khám thai định kỳ để phát hiện nếu thai bị nhẹ cân, nguyên nhân thai nhẹ cân là do đâu…

Nguyên nhân dẫn tới tình trang thai nhi nhẹ cân

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng thai nhẹ cân bao gồm:

Nhau thai kém phát triển

Nhau thai có ảnh hưởng rất lớn đến bào thai, nó kiểm soát quá trình vận chuyển hormon và dưỡng chất đến bào thai. Nếu bánh nhau nhỏ sẽ khiến quá trình vận chuyển bị giảm, khi đó thai nhi không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng từ mẹ dẫn tới suy dinh dưỡng bào thai.

Do mẹ bổ sung sớm canxi

Canxi là dưỡng chất cần thiết cho bà bầu tuy nhiên việc sử dụng sớm và quá nhiều canxi sẽ khiến canxi đọng lại ở bánh rau. Làm giảm chất lượng bánh rau đi, giảm trao đổi dưỡng chất khiến thai nhi kém phát triển.

Thiếu sắt

Trong thai kỳ nếu không bổ sung đủ sắt sẽ khiến quá trình dưỡng thai không hiệu quả. Thai nhi sinh ra dễ bị nhẹ cân.

Thai Nhi Nhẹ Cân: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh Thai Nhi Nhẹ Cân Ảnh Minh HọaThai Nhi Nhẹ Cân: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh Thai Nhi Nhẹ Cân Ảnh Minh Họa

Ăn đêm

Theo các bác sỹ ăn đêm không những không cung cấp dưỡng chất cho thai nhi mà còn không có lợi cho cả mẹ và bé.

Do chế độ dinh dưỡng của mẹ

Thai nhi cần được cung cấp dinh dưỡng từ khẩu phần ăn của mẹ, kho dự trữ dưỡng chất của mẹ và quá trình tổng hợp dinh dưỡng ở nhau thai. Vậy nên nếu mẹ thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ sẽ khiến thai suy dinh dưỡng. Ngược lại nếu ăn uống không khoa học hoặc quá nhiều sẽ dẫn tới thừa cân.

Chìa khóa ở đây đó chính là xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý tương ứng với từng giai đoạn phát triển của thai kỳ.

Cách phòng tránh tình trạng thai nhi nhẹ cân

Thai Nhi Nhẹ Cân: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh Thai Nhi Nhẹ Cân Ảnh Minh Họa

Để tránh trường hợp thai suy dinh dưỡng các mẹ bầu cần:

  • Có chế độ ăn uống khoa học:
  • Bổ sung sắt, axit folic và canxi đúng thời điểm, đúng liều lượng theo khuyến nghị. Thường thì ngay khi có kế hoạch mang thai hoặc khi biết mình mang thai mẹ bầu cần bổ sung ngay sắt và axit folic.
  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ bao gồm: sắt, axit folic, canxi, i-ốt, vitamin B6, B12 vitamin C, D, kẽm…
  • Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý đảm bảo sức khỏe mẹ và thai nhi. Kết hợp rèn luyện các bài thể thao nhẹ nhàng.
  • Giữ tinh thần thoải mái dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh suy nghĩ nhiều, tránh làm các công việc nặng nhọc.
  • Tránh xa rượu bia, thuốc là và các chất kích thích
  • Hạn chế thực phẩm chứa caffein

Tham khảo: wikipedia

Để được tư vấn chi tiết các giải pháp phòng tránh tình trạng thai nhi nhẹ cân. Bạn có thể liên hệ trực tiếp phòng khám Pasteur để được tư vấn hỗ trợ chi tiết nhất nhất!

Xem thêm các kiến thức về thai kỳ, sản khoa tại đây!

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA PASTEUR TẠI ĐÀ NẴNG

bài viết liên quan
ung thư gan là gì?
Ung thư gan là gì? Có chữa được không?

Ung thư gan là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến tại Việt Nam, thường không có triệu chứng rõ ràng cho đến giai đoạn muộn. Việc phát hiện sớm thông qua tầm soát định kỳ là rất quan trọng, giúp tăng cơ hội điều trị thành công.

Xem thêm

ĐẶT LỊCH HẸN

Vui lòng đặt lịch khám với chúng tôi trước để được phục vụ tốt hơn