TÁO BÓN: THỦ PHẠM KHIẾN BÉ SỢ ĐI ĐẠI TIỆN

Táo bón là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Đây là vấn đề gây lo lắng cho các bậc phụ huynh và cũng là lý do đến khám hay gặp của trẻ tại các cơ sở y tế. Việc trẻ táo bón lâu ngày không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn gây rất nhiều khó khăn trong quá trình điều trị. Vậy làm thế nào để giải quyết tình trạng táo bón cho con một cách hiệu quả và đảm bảo an toàn. Cùng tìm hiểu về “thủ phạm” khó trị này qua bài viết của Bs Lê Thanh Thùy – Phòng khám đa khoa Pasteur dưới đây nhé!

  1. Tần suất đi đại tiện bình thường ở trẻ em?

Trẻ trong tuần đầu tiên sau sinh thường đi đại tiện trung bình khoảng 4 lần/ ngày, có những trẻ đi ít/ nhiều hơn 4 lần/ ngày hoặc có những trẻ đi đại tiện cứ sau mỗi cữ bú, 1 số trẻ chỉ đi 1-2 lần/ ngày thôi thì vẫn có thể là bình thường. Trong 3 tháng đầu, trung bình những trẻ bú mẹ đại tiện khoảng 3 lần/ ngày, trẻ bú sữa công thức thì khoảng 2 lần/ ngày.

Tuy nhiên một số trẻ 7 ngày đi phân 1 lần nhưng phân mềm thì cũng có thể là bình thường. Trẻ 2 tuổi đại tiện khoảng 2 lần/ ngày; trẻ từ 4 tuổi trở lên, thường đi phân giống người lớn khoảng 1 lần/ ngày.

2. Nguyên nhân táo bón?

Táo bón chức năng: chiếm đến 95% các trường hợp táo bón ở trẻ em từ 1 tuổi trở lên. Táo bón chức năng ở đây được hiểu là không do một bệnh lý thực thể nào gây ra. Trong khi đó táo bón thực thể: chiếm dưới 5% trong số các nguyên nhân gây táo bón. Một số nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em gồm:

Táo Bón Ở Trẻ

– Nguyên nhân sinh lý:

+ Táo bón chức năng: chế độ ăn thiếu chất xơ, uống nước không đủ, thói quen nhịn đi cầu do đau hậu môn

+ Bất dung nạp protein trong sữa bò/ chế độ ăn

+ Chậm lưu thông ruột

+ Chậm/ ít vận động

+ Bệnh lý tâm thần

-Nguyên nhân thần kinh:

+ Bệnh phình giãn đại tràng bẩm sinh (Hirschsprung)

+ Bại não

+ Thoát vị màng não tủy

-Nguyên nhân nội tiết và chuyển hóa:

+ Hạ kali máu

+ Ngộ độc chì

+ Ngộ độc vitamin D

+ Tăng/ giảm canxi máu

+ Suy giáp

+ Đái tháo đường

-Nguyên nhân bất thường giải phẫu:

+ Bất thường hậu môn trực tràng

+ Tắc ruột

-1 số nguyên nhân khác: bệnh celiac, một số thuốc..

*Một số dấu hiệu cảnh báo (red flag) cần đưa trẻ đi khám ngay:

Cấp tính

– Đi ngoài phân su sau 48 giờ

– Chướng bụng nhiều

Sốt, nôn, tiêu chảy (sau đợt tiêu chảy bệnh nhân có táo bón)

– Chảy máu trực tràng

Mạn tính

– Táo bón từ khi sinh hoặc trẻ chỉ mới vài tháng tuổi

– Kích thước phân rất nhỏ

– Tiểu không tự chủ

– Sụt cân/ cân nặng thấp

– Chậm tăng trưởng

– Tiền sử gia đình: liên quan đến các bệnh lý khối u..

MỘT SỐ CẬN LÂM SÀNG: X-quang bụng đứng không chuẩn bị, chụp cản quang, MRI ít khi cần thiết..

Táo Bón: Thủ Phạm Khiến Bé Sợ Đi Đại Tiện Ảnh Minh Họa

3. Tiêu chuẩn chẩn đoán táo bón chức năng theo ROME IV

-Trẻ <= 4 tuổi: chẩn đoán khi thỏa mãn ít nhất 2 trong các triệu chứng sau kéo dài trong 1 tháng:

+ Đại tiện dưới 3 lần/ tuần

+ Tiền sử nín giữ phần

+ Tiền sử đi đại tiện đau/ khó

+ Khuôn phân lớn

+ Có khối phân lớn trong trực tràng

-Trẻ trên 4 tuổi: chẩn đoán khi thỏa mãn ít nhất 2 trong các triệu chứng sau kéo dài trong 1 tháng:

+ Đại tiền dưới 3 lần/ tuần

+ Ít nhất 1 đợt són phân trong 1 tuần

+ Tiền sử có tư thế cố ý nín giữ phân

+ Tiền sử đi đại tiện đau/ khó

+ Có khối phân lớn làm tắc toilet

+ Có khối phân lớn trong trực tràng

4. Điều trị táo bón?

-Đối với trẻ bú mẹ:

+ Điều trị thuốc nhuận tràng thẩm thấu

+ Thụt hậu môn

-Đối với trẻ lớn: gồm các bước tiếp cận sau:

+ Thụt tháo phân cứng ra ngoài nếu khối phân quá lớn/ trẻ són phân

+ Thuốc nhuận tràng kéo dài để đạt được sự đi phân bình thường 1-2 lần/ ngày và tránh tái phát táo bón

+ Thay đổi chế độ ăn: chất xơ, nước để duy trì phân mềm

+ Giảm liều thuốc nhuận tràng từ từ và cắt thuốc

+ Giải thích cho người nhà hiểu, tránh lo lắng quá mức, cần kiên nhẫn điều trị

+ Thay đổi chế độ ăn: tăng cường trái cây, hoa quả, ngũ cốc, thực phẩm giàu chất xơ

+ Tạo lập thói quen đi đại tiện cho trẻ vào một thời điểm trong ngày

Tóm lại, trẻ táo bón đòi hỏi sự kiên nhẫn của bố mẹ rất nhiều, bởi quá trình điều trị táo bón không chỉ ngày một ngày hai là khỏi mà thời gian điều trị phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng cải thiện phân của con. Do đó đừng quá lo lắng, căng thẳng mà hãy nỗ lực cùng con vượt qua bố mẹ nhé.

Bs Lê Thanh Thùy – Phòng khám đa khoa Pasteur

THAM KHẢO UPTODATE 2024