1.Tăng sản nội mạc tử cung là gì?
- Khi lớp nội mạc tử cung trở nên quá dày, khi đó gọi là tăng sản nội mạc tử cung hoặc quá sản nội mạc tử cung. Tình trạng này không phải ung thư, tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể dẫn đến ung thư tử cung.
2.Vai trò của lớp nội mạc tử cung là gì?
- Nội mạc tử cung thay đổi qua các chu kỳ kinh nguyệt dưới sự tác động của hormone. Trong phần đầu của chu kỳ, estrogen – một hormone được sản xuất bởi buồng trứng – làm cho lớp niêm mạc tử phát triển và dày lên để chuẩn bị cho sự thụ thai. Ở giữa chu kỳ, trứng được phóng thích từ buồng trứng (sự rụng trứng). Sau khi rụng trứng, một loại hormone khác gọi là progesterone bắt đầu tăng lên. Hormone này chuẩn bị cho lớp nội mạc tử cung tiếp nhận và nuôi dưỡng trứng đã được thụ tinh làm tổ. Nếu quá trình thụ tinh không xảy ra, nồng độ estrogen và progesterone giảm dần, làm lớp niêm mạc bong ra, kích hoạt chu kỳ kinh nguyệt. Khi lớp niêm mạc bị bong ra hoàn toàn, một chu kỳ kinh nguyệt mới bắt đầu
3.Nguyên nhân dẫn đến tăng sản nội mạc tử cung?
- Tăng sản nội mạc tử cung thường do nguyên nhân dư thừa hormone estrogen mà thiếu hụt progesterone. Nếu sự thụ tinh không diễn ra, progesterone không được tạo ra dẫn đến lớp niêm mạc tử cung không bị bong ra. Lớp nội mạc tử cung có thể tiếp tục phát triển dưới sự tác động của estrogen. Các tế bào phát triển làm cho lớp niêm mạc tử cung dày lên và có thể trở nên bất thường. Tình trạng này gọi là sự tăng sản, có thể dẫn đến ung thư
4.Tăng sản nội mạc tử cung xảy ra khi nào?
- Thường xảy ra sau khi mãn kinh – khi trứng ngừng rụng và hormone progesterone không còn được tạo ra. Tình trạng này cũng có thể xảy ra ở giai đoạn tiền mãn kinh – khi sự rụng trứng có thể xảy ra không thường xuyên.
- Ở những phụ nữ có nồng độ estrogen cao và không đủ progesterone trong một số trường hợp như:
- Sử dụng thuốc có hoạt tính giống estrogen như là tamoxifen trong điều trị ung thư vú
- Sử dụng estrogen cho liệu pháp hormone và không sử dụng progesterone hoặc sử dụng progestin nếu bạn vẫn còn tử cung
- Có kinh nguyệt không đều, đặc biệt khi có liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang hoặc vô sinh
- Béo phì
5.Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến tăng sản nội mạc tử cung?
- Tuổi sau 35
- Chưa mang thai
- Tuổi bắt đầu có kinh nguyệt sớm hơn bình thường
- Mãn kinh trễ hơn bình thường
- Tiền sử mắc bệnh lý về đái tháo đường, hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh lý túi mật, bệnh lý tuyến giáp
- Béo phì
- Hút thuốc
- Tiền sử gia đình có người mắc ung thư buồng trứng, đại tràng, tử cung
6.Các type tăng sản nội mạc tử cung?
- Tăng sản nội mạc tử cung lành tính – sự thay đổi của các tế bào niêm mạc tử cung không phải là ung thư
- Tăng sinh trong biểu mô niêm mạc tử cung – thay đổi tiền ung thư ở lớp niêm mạc tử cung
- Ung thư biểu mô tuyến nội mạc tử cung – thay đổi ung thư ở lớp niêm mạc tử cung
7.Những dấu hiệu và triệu chứng của tăng sản nội mạc tử cung?
- Ra máu kinh nguyệt nhiều hơn và kéo dài hơn bình thường
- Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày
- Bất kỳ tình trạng ra máu bất thường nào sau khi mãn kinh
Tham khảo: acog.org
#pasteurclinic
#tangsannoimactucung
#noimactucung
Hãy đặt ngày câu hỏi ở Fanpage hoặc Group Hỏi đáp bác sĩ Pasteur để được tư vấn về khám phụ khoa và đưa ra những lời khuyên về tình trạng sức khoẻ của bạn và người thân.
❤️Pasteur Clinic Đà Nẵng – Khởi đầu một điểm tựa, trọn vẹn một niềm tin
❤️Liên hệ tổng đài: (0236) 3811868 để đặt lịch hẹn
❤️Địa chỉ: lô 19 – Nguyễn Tường Phổ, P.Hòa Minh