SỎI THẬN CÓ GÂY SUY THẬN KHÔNG?

Mối quan hệ giữa sỏi thận và suy thận

Sỏi thận hay sỏi đường tiết niệu là tình trạng những khoáng chất bị lắng đọng tại đường tiết niệu, trong đó, sỏi thận là sự lắng đọng các khoáng chất tại thận. Sỏi thận nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến chức năng thận. 

Những vị trí thường hình thành sỏi đường tiết niệu thường gặp là thận, vị trí hẹp tại khúc nối bể thận – niệu quản, niệu quản đoạn thành bàng quang…Tùy theo kích thước và vị trí của sỏi đường tiết niệu mà triệu chứng biểu hiện khác nhau:

  • Sỏi có kích thước nhỏ ở bể thận thường không có triệu chứng và được thải qua nước nước tiểu
  • Trường hợp sỏi có kích thước lớn, di chuyển và cọ xát sẽ gây ra các cơn đau kèm tiểu buốt, tiểu nhiều lần
  • Khi sỏi cọ xát hoặc tắc nghẽn đường tiết niệu nhiều, niêm mạc đường tiết niệu có khả năng cao bị phù nề và vi khuẩn dễ xâm nhập gây tình trạng nhiễm trùng
  • Nếu không được xử trí kịp thời, đường tiết niệu có thể bị xơ hóa, thận ứ nước cấp độ nặng và suy giảm chức năng thận

Dưới đây là một số nguy cơ do sỏi thận gây viêm nhiễm các cơ quan trong hệ tiết niệu và dẫn đến suy thận:

  • Viêm bể thận, đường tiết niệu cấp tính: Sỏi di chuyển và cọ xát, làm niêm mạc ống thận bị tổn thương và gây nhiễm khuẩn thận cũng như đường tiết niệu. Ở mức độ viêm nhiễm cấp tính, bệnh nếu được điều trị kịp thời có thể hồi phục hoàn toàn. Ngược lại, nếu để lâu không điều trị sẽ dễ dẫn đến suy thận cấp tính.
  • Viêm thận và bể thận mãn tính: Viêm bể thận cấp tính nếu tái phát nhiều lần hoặc không được điều trị sẽ dẫn đến tình trạng các tổ chức kẽ thận bị xơ hóa, gây suy giảm chức năng thận.
  • Suy thận cấp tính: Khi sỏi di chuyển xuống niệu quản có thể gây tắc nghẽn hai bên niệu quản, dẫn đến tình trạng ứ nước toàn phần, và hậu quả nghiêm trọng là suy thận cấp tính.

Suy thận mãn tính: Cuối cùng, biến chứng nguy hiểm nhất của sỏi thận là suy thận mãn tính. Do bệnh diễn biến âm thầm, viêm thận tái phát nhiều lần khiến các tổ chức thận bị xơ hóa, làm suy giảm chức năng thận. Ban đầu, bệnh chỉ ở mức độ nhẹ, tuy nhiên, bệnh không thể điều trị triệt để nguyên nhân.

Sỏi Thận Có Nguy Hiểm Không
Triệu chứng của sỏi thận gây ra suy thận

Làm thế nào để phòng ngừa suy giảm chức năng thận do sỏi thận?

Cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để phòng ngừa và cải thiện nguy cơ suy giảm chức năng thận do sỏi thận:

  • Có chế độ ăn khoa học, cân bằng giữa các chất
  • Uống nhiều nước
  • Hạn chế những thực phẩm quá ngọt hay quá mặn
  • Thịt đỏ có nhiều sắt và protein, khi cơ thể hấp thụ quá nhiều thịt đỏ sẽ làm giảm độ pH của nước tiểu, tăng bài tiết canxi, từ đó làm tăng nguy cơ sỏi đường tiết niệu
  • Tinh thể canxi oxalat, canxi photphat, struvite, acid uric hay cystein trong nước tiểu là những thành phần phổ biến nhất gây ra sỏi. Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể về thành phần các chất dinh dưỡng trong bữa ăn để giảm nguy cơ hình thành sỏi
  • Khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm. Sỏi đường tiết niệu được phát hiện qua thăm khám và một số xét nghiệm đơn giản như siêu âm, X – quang. Việc phát hiện và theo dõi sớm sẽ tránh những biến chứng nguy hiểm trong đó có suy giảm chức năng thận

Tham khảo: Wikipedia

Khi có các dấu hiệu bất thường về tiết niệu, hãy tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra. Tại Pasteur, đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, tận tình chu đáo cùng với trang bị hiện đại, hệ thống máy 4D/3D Voluson E6 giúp hỗ trợ bác sĩ phát hiện sớm những bất thường của người bệnh.