Hiện nay trên thế giới các bác sĩ đều khuyến khích các bà mẹ sinh thường hơn sinh mổ lấy thai để mẹ có thể hồi phục nhanh cũng như hạn chế việc sử dụng thuốc kháng sinh… Nhưng trong 1 số trường hợp không thể sinh thường thì sinh mổ lấy thai là sự lựa chọn hợp lý..
Vậy sinh mổ lấy thai là gì? quy trình và các cách thực hiện ra làm sao… Đó chắc chắn là những điều mà các mẹ bầu quan tầm rất nhiều hiện nay..
Bài viết sau đây phòng khám Pasteur xin gửi đến các mẹ bầu những điều cần lưu ý về việc sinh mổ lấy thai để mọi người có thêm kiến thức và hiểu biết hơn
Mổ lấy thai là gì?
Mổ lấy thai là phẫu thuật nhằm đưa thai nhi, nhau thai, màng ối ra ngoài qua một vết mổ trên thành bụng. Trước đó, bạn sẽ được gây mê để mất cảm giác đau.
Tỷ lệ mổ lấy thai ở Hoa Kỳ là 1 trên 3 trẻ. Và mổ lấy thai còn được gọi là “sinh mổ”. Hầu hết trẻ được sinh ra qua âm đạo của mẹ, được gọi là “sinh con qua ngả âm đạo”.
Khi nào cần phải mổ lấy thai ?
Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến mổ lấy thai:
- Tiền sử mổ lấy thai trước đó
- Trẻ không chui đầu ra trước (không phải ngôi đầu)
- Thai to.
- Mẹ bị nhiễm trùng (như herpes hoặc HIV) có thể lây sang trẻ trong khi sinh qua ngả âm đạo.
- “Nhau tiền đạo” : Nhau thai là cơ quan giúp trao đổi dinh dưỡng và oxy cho thai nhi. Ở bệnh lý này, nhau thai bám sai vị trí làm chặn đường thai nhi đến âm đạo.
- Thai có bệnh lý mà bác sĩ dự đoán rằng sẽ không an toàn khi sinh qua ngả âm đạo.
Một số phụ nữ chọn sinh mổ ngay cả khi không có chỉ định. Bạn nên trao đổi với bác sĩ nếu bạn muốn mổ lấy thai, vì phẫu thuật có thể mang lại nhiều rủi ro.
Khi nào nên lập kế hoạch mổ lấy thai?
Trong hầu hết các trường hợp, bạn nên đợi đến tuần thứ 39 của thai kỳ hoặc muộn hơn. (Một thai kỳ bình thường kéo dài khoảng 40 tuần.)
Tại sao một số sản phụ có kết cục mổ lấy thai sau một thời gian chuyển dạ?
Một nguyên nhân phổ biến là chuyển dạ tiến triển chậm, sẽ xảy ra nếu:
- Các cơn co (co thắt tử cung xảy ra trong quá trình chuyển dạ) không đủ mạnh để đưa thai ra ngoài
- Thai quá lớn.
- Xương chậu mẹ quá nhỏ (xương chậu là khung xương quanh hông và âm đạo)
- Tư thế nằm của thai nhi không thuận lợi, như đầu nằm nghiêng hoặc cằm đưa ra trước (ngôi thai không thuận lợi).
Các nguyên nhân khác dẫn đến mổ lấy thai:
- Tình trạng thai nhi nguy cấp (ví dụ nhịp tim thai quá chậm).
- Tình trạng sản phụ nguy cấp (ví dụ: chảy máu quá nhiều).
Nếu chuyển dạ tiến triển chậm, tôi sẽ cần mổ lấy thai?
Không cần thiết. Đầu tiên, bác sĩ hoặc y tá có thể sử dụng một loại thuốc gọi là oxytocin (tên biệt dược: Pitocin), có tác dụng tăng cơn go. Nếu không có tác dụng trong vòng vài giờ, bác sĩ có thể chỉ định mổ lấy thai.
Mổ lấy thai được thực hiện như thế nào?
Dưới đây là các bước chính:
+ Đầu tiên, bạn sẽ được gây mê để không cảm nhận những gì xảy ra trong quá trình phẫu thuật. Có 2 loại gây mê: gây tê khu vực (bạn vẫn giữ tỉnh táo) và gây mê toàn thân (bạn sẽ ngủ trong suốt cuộc phẫu thuật).
+ Tiếp theo, bác sĩ sẽ rạch vết mổ ở bụng dưới của bạn (vết mổ đi ngang bụng, từ bên này sang bên kia, dài từ 2,5- 5cm ngay trên phần lông mu của bạn). Trường hợp nếu sản phụ mất máu nhiều hoặc suy thai, cần tiến hành đường mổ dọc ở bụng vì tốn ít thời gian hơn, xác suất cứu sống sản phụ và thai nhi cao hơn.
+ Sau khi mở bụng, bác sĩ sẽ mở tử cung và mang em bé ra ngoài. Sau đó, cắt dây rốn và lấy nhau thai ra.
+ Cuối cùng, đóng tử cung và bụng của bạn bằng các mũi khâu.
Thời gian hồi phục sau phẫu thuật
Trong vòng vài giờ, bạn có thể di chuyển xung quanh, ăn và uống. Hầu hết sản phụ có thể về nhà sau 3 ngày, nhưng vẫn còn đau tại vết mổ. Có thể mất đến 6 tuần để lành hoàn toàn và có thể quay lại làm việc sau thời gian này.
Các rủi ro sau mổ lấy thai
So với sinh thường qua ngả âm đạo thì mổ lấy thai có nhiều rủi ro hơn:
- Gây tổn thương bàng quang, mạch máu, ruột và các cơ quan lân cận khác
- Nhiễm trùng
- Các cục máu đông có thể gây tắc các mạch máu và gây khó thở
- Mất thời gian gắn kết giữa mẹ và bé
- Thời gian hồi phục sau mổ lấy thai lâu hơn
- Các vấn đề với nhau thai và tử cung trong lần mang thai sau
- Khó thở ở trẻ sơ sinh, thường kéo dài trong một thời gian ngắn.
Bác sĩ sẽ xem xét về rủi ro và lợi ích để đưa ra chỉ định phù hợp.
Các triệu chứng có thể có trong thời gian hồi phục sau mổ lấy thai
Trong vài tuần đầu tiên, thường có:
- Chuột rút nhẹ các cơ ở bụng
- Chảy máu nhẹ và dịch màu vàng chảy ra từ âm đạo
- Đau nơi vết mổ
Đến bệnh viện ngay nếu:
- Sốt cao hơn 38°C
- Cơn đau ngày càng trầm trọng
- Chảy máu âm đạo lượng nhiều
- Sưng, nóng, đỏ đau hoặc chảy dịch, máu tại vết mổ
Chỉ định mổ lấy thai ở tất cả sản phụ có tiền sử mổ lấy thai hay không?
Ngày nay, nhiều sản phụ tham gia “thử nghiệm chuyển dạ” sau lần mổ lấy thai trước đó của họ, được gọi là “TOLAC”) để đánh giá khả năng có thể sinh qua ngả âm đạo sau khi sinh mổ (được gọi là “VBAC”).
Nếu đường mổ trong lần sinh đầu của bạn là đường mổ ngang thay vì đường mổ dọc , bạn có khả năng sinh con qua ngả âm đạo ở lần mang thai tiếp theo. Trao đổi với bác sĩ sản phụ khoa nếu bạn có thể tham gia thử nghiệm.
…..
Tham khảo: wikipedia
THS BS Đồng Thị Hồng Trang
Phòng khám đa khoa Pasteur
+ Pasteur Clinic Đà Nẵng – Khởi đầu một điểm tựa, trọn vẹn một niềm tin
+ Liên hệ tổng đài: 02363811868 để đặt lịch hẹn khám
+ Địa chỉ: lô 19 – Nguyễn Tường Phổ, P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu – TP. Đà Nẵng