SIÊU ÂM ĐO ĐỘ MỜ DA GÁY ĐỂ LÀM GÌ- MẸ BẦU CẦN NÊN ĐỌC

1. SIÊU ÂM ĐO ĐỘ MỜ DA GÁY ĐỂ LÀM GÌ

Độ mờ da gáy bình thường là bao nhiêu.. Đo như thế nào? .. Đó hầu như là câu hỏi của rất nhiều mẹ bầu thắc mắc hiện nay phải không… Ở bài viết sau đây THS BS Đồng Thị Hồng Trang tại phòng khám Pasteur sẽ giải thích đầy đủ và chi tiết nhất để các mẹ bầu có thêm kiến thức thai kỳ…

Siêu Âm Đo Độ Mờ Da Gáy Để Làm Gì
SIÊU ÂM ĐO ĐỘ MỜ DA GÁY ĐỂ LÀM GÌ

2. Độ mờ da gáy là gì

Đo độ mờ da gáy là cách kiểm tra vùng da gáy ở thai nhi bằng cách siêu âm thai vào tuần từ 11-14 thai kỳ. Xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán sớm nhất nguy cơ mắc hội chứng down cho thai nhi hay không? từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những lời tư vấn cụ thể nhất..

3. Tại sao phải đo độ mờ da gáy

Độ mờ da gáy (ĐMDG) là khoảng tích tụ dịch dưới da vùng sau gáy của thai nhi, được đo bằng siêu âm từ tuổi thai 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày, hoặc khi thai nhi có chiều dài đầu mông từ 45mm đến 84mm.

Tất cả các em bé khỏe mạnh đều có lớp dịch ở sau gáy này, nhưng thai nhi mắc hội chứng Down và một số hội chứng bất thường nhiễm sắc thể khác có lớp dịch này tăng cao hơn bình thường. Đó là lý do vì sao siêu âm đo ĐMDG được dùng để giúp sàng lọc bệnh Down.

Nếu ta thực hiện đo độ mờ da gáy khi thai nhi đã quá 14 tuần thì kết quả độ mờ da gáy lại trở về bình thường (nhưng điều này không có nghĩa là thai nhi bình thường), như vậy sẽ mất đi ý nghĩ acura kết quả đo. Vì vậy, việc thực hiện xét nghiệm đo từ tuần 11 đến tuần 14 là vô cùng quan trọng nên các mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý mốc thai kỳ này.

4. Độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường

Nếu bé có kích thước từ 45 – 84mm, độ mờ da gáy thông thường sẽ dưới 2,5mm. Những thai nhi có độ mờ da gáy thấp hơn 1,3mm, nguy cơ mắc hội chứng Down khá thấp. Còn nếu độ mờ da gáy là 6mm, nguy cơ mắc hội chứng Down và các dị tật khác khá cao.

  • Thai nhi 11 tuần tuổi, độ mờ da gáy chuẩn là 2mm.
  • Thai nhi 13 tuần tuổi, độ mờ da gáy chuẩn là 2,8mm.

Độ mờ da gáy bất thường là lớn hơn đường percentile 95e so với chiều dài đầu mông (CRL – ) tương ứng. Ví dụ thai có CRL 85mm thì độ mờ da gáy bất thường nếu lớn hơn 2.5mm.

Siêu Âm Đo Độ Mờ Da Gáy Để Làm Gì- Mẹ Bầu Cần Nên Đọc Ảnh Minh HọaSiêu Âm Đo Độ Mờ Da Gáy Để Làm Gì- Mẹ Bầu Cần Nên Đọc Ảnh Minh Họa

Siêu âm đo độ mờ da gáy (ĐMDG) kết hợp với xét nghiệm máu mẹ Double test (Beta hCG và PAPP-A) giai đoạn 11-13 tuần 6 ngày vẫn là phương pháp sàng lọc Down chuẩn hiện nay với tỷ lệ phát hiện # 90% và dương tính giả 5%.

Siêu Âm Đo Độ Mờ Da Gáy Để Làm Gì- Mẹ Bầu Cần Nên Đọc Ảnh Minh Họa

Để phát hiện một cách tương đối chính xác thai nhi đang mắc hội chứng Down, mẹ có thể thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT, dành cho thai phụ từ tuần thứ 10. NIPT là xét nghiệm không xấm lấn cho kết quả chính xác >99.9%, an toàn tuyệt đối, thực hiện dễ dàng chỉ từ 10ml máu mẹ. So với việc chọc ối và sinh thiết gai nhau thai, NIPT giảm bớt các nguy cơ mà cả mẹ và bé gặp phải khi thực hiện các xét nghiệm xâm lấn.

Các mẹ có thể xem thêm 1 số bài viết liên quan

….

Như vậy qua bài viết trên đây của BS Đồng Thị Hồng Trang tại phòng khám đa khoa Pasteur bây giờ các mẹ đã có thêm kiến thức cũng như hiểu về việc đo độ mờ day gáy trong thời kỳ mang thai là như thế nào….

Ngoài ra nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn, trao đổi các vấn đề liên quan khác các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến chuyên khoa khám sản của Pasteur qua hotline 023 63811868 để được các bác sĩ chuyên sâu thăm khám và đưa ra những lời khuyên tốt nhất!

Chúc các mẹ bầu có 1 thai kỳ khỏe mạnh!

THS BS Đồng Thị Hồng Trang

Phòng khám đa khoa Pasteur