Bệnh hen ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là 1 trong những bệnh khá là phổ biến mà rất nhiều bé gặp và mắc phải hiện nay.. Hen phế quản đã trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, gia đình và xã hội.
Bài viết sau đây phòng khám Pasteur xin gửi đến các bậc phụ huynh đầy đủ các kiến thức cũng như hiểu rõ hơn được các triệu chứng, xét nghiệm cũng như cách phòng ngừa và điều trị bệnh hen ở trẻ em và trẻ sơ sinh.
1/ Bệnh Hen là gì?
Hen là một tình trạng gây khó thở cho trẻ. Hen cũng không phải luôn luôn có triệu chứng. Nhưng khi một người đã bị hen sẽ có những cơn kịch phát, nó có thể rất đáng sợ và nguy hiểm. Cơn hen kịch phát xảy ra khi đường dẫn khí trong phổi bị hẹp và viêm. Hen có thể xuất hiện ở nhiều thành viên trong gia đình.
2/ Triệu chứng của hen là gì?
Hen có thể gây ra:
- Thở khò khè, hoặc thở ồn ào
- Ho, thường xảy ra về đêm hoặc sáng sớm, hoặc khi bạn tập thể dục
- Cảm thấy nặng ngực
- Khó thở
Triệu chứng có thể xuất hiện mỗi ngày, mỗi tuần, hoặc ít hơn. Triệu chứng có thể trải rộng từ nhẹ cho tới nghiêm trọng. Mặc dù hiếm, một đợt hen có thể dẫn tới tử vong.
3/ Có xét nghiệm nào cho hen không?
Có. Bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ thực hiện một bài kiểm tra về thở để xem xét liệu phổi của trẻ hoạt động như thế nào. Phần lớn trẻ từ 6 tuổi có thể thực hiện bài kiểm tra này. Nó rất hữu ích, nhưng kết quả thường bình thường ở trẻ bị hen nếu trẻ không có triệu chứng gì vào thời điểm thực hiện.
Bác sĩ cũng sẽ thăm khám và hỏi một vài câu hỏi như:
- Triệu chứng nào trẻ đang có?
- Mức độ thường xuyên của các triệu chứng?
- Các triệu chứng có làm trẻ thức giấc vào ban đêm khi ngủ hay không?
- Các triệu chứng có làm trẻ không thể chơi đùa hoặc đi học hay không?
- Có thứ gì đó khiến cho triệu chứng của trẻ trở nên nặng hơn, như là bị lạnh hoặc là vận động hay không?
- Có thứ gì đó khiến cho triệu chứng của trẻ trở nên tốt hơn, như là thuốc hoặc nghỉ ngơi hay không?
4/ Điều trị bệnh hen như thế nào?
Hen được điều trị bằng những lọa thuốc khác nhau. Thuốc có thể ở dạng hít, dạng lỏng hoặc viên uống. Bác sĩ sẽ kê thuốc dựa vào tuổi và triệu chứng của con bạn. Thuốc hen hoạt động bằng 1 trong 2 cách:
- Thuốc làm giảm triệu chứng nhanh làm dừng các triệu chứng nhanh chóng. Thuốc này chỉnh nên thỉnh thoảng sử dụng. Nếu trẻ cần các thuốc này đều đặn hơn 2 lần 1 tuần, hãy thông báo với bác sĩ. Bạn cũng nên gọi cho bác sĩ của trẻ nếu thuốc này đã sử dụng trong các cơn hen kịch phát mà triệu chứng hen trở lại nhanh chóng, hoặc không giúp cho trẻ cải thiện. Bạn cần chú ý rằng một số trẻ trở nên tăng động và không chịu ngồi yên sau khi sử dụng các thuốc này.
- Thuốc kiểm soát dài hạng kiểm soát hen và ngăn ngừa các triệu chứng trong tương lai. Nếu trẻ của bạn có triệu chứng thường xuyên hoặc các đợt nghiêm trọng trong 1 năm, trẻ có thể cần sử dụng những thuốc này mỗi ngày.
Phần lớn trẻ em bị hen sử dụng một bình xịt với dụng cụ gọi là “buồng đệm”. Một số trẻ cũng cần một cái máy gọi là máy khí dung để thở với thuốc. Bác sĩ hoặc y tá sẽ chỉ bạn cách sử dụng đúng những dụng cụ này.
Điều rất là quan trọng là bạn phải cho trẻ uống tất cả các thuốc mà bác sĩ kê cho trẻ. Bạn có thể lo lắng rằng trẻ uống quá nhiều thuốc, nhưng bệnh hen của trẻ không được điều trị thì có rủi ro lớn hơn bất cứ nguy cơ nào mà thuốc gây ra. Hen không được điều trị chính xác có thể:
- Làm trẻ không thể tham gia các hoạt động bình thường được, ví dụ như chơi thể thao
- Làm trẻ phải nghỉ học
- Làm tổn thương phổi của trẻ
5/ Kế hoạch hành động cho bệnh hen là gì?
Một kế hoạch hành động cho bệnh hen là một danh sách các chỉ dẫn hướng dẫn bạn:
- Loại thuốc nào trẻ của bạn nên dùng ở nhà mỗi ngày
- Những triệu chứng cảnh báo cần chú ý (những cái gợi ý rằng bệnh hen đang nghiêm trọng hơn)
- Những thuốc cho trẻ uống nếu triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Khi nào cần gọi giúp đỡ hoặc gọi cấp cứu.
Bạn, trẻ, và bác sĩ của bạn sẽ cùng làm việc với nhau để đưa ra một kế hoạch hành động cho bệnh hen của trẻ. Bởi vì trẻ cũng là một phần của kế hoạch, trẻ của bạn có thể cần phải sử dụng một dụng cụ gọi là “lưu lượng đỉnh kế”.
Dụng cụ này được sử dụng ở nhà để đánh giá liệu rằng phổi trẻ hoạt động có tốt hay không. Bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bạn và trẻ cách sử dụng thiết bị này đúng.
6/ Con tôi có cần gặp bác sĩ hay y tá?
Gặp bác sĩ hoặc y tá nếu con của bạn có cơn hen kịch phát và những triệu chứng không cải thiện hoặc nghiệm trong hơn sau khi sử dụng thuốc giảm triệu chứng nhanh. Nếu triệu chứng nghiêm trọng, bạn nên gọi cấp cứu (Ở Việt Nam, gọi 115)
7/ Triệu chứng của bệnh hen có thể dự phòng được không?
Có. Bạn có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng hen của trẻ bằng cách cho trẻ uống thuốc mà bác sĩ kê hằng ngày. Bạn cũng có thể giữ trẻ cách xa những thứ mà khiến cho các triệu chứng của trẻ nghiêm trọng hơn. Bác sĩ gọi đó là “các yếu tố khởi phát”. Nếu bạn biết những gì khởi phát cơn hen của trẻ, bạn nên giúp trẻ tránh chúng. Nếu bạn không biết, bác sĩ của bạn có thể giúp tìm ra chúng.
Một số yếu tố khởi phát bao gồm:
- Bị ốm do cảm hoặc cúm (điều này là lý do tại sao tiêm phòng cúm hằng năm rất quan trọng).
- Tác nhân dị ứng (như mạt bụi nhà; nấm; lông thú, bao gồm chó mèo; và phấn hoa từ cây, cỏ, và hạt)
- Hút thuốc
- Vận động
- Thay đổi thời thiết, không khí lạnh, không khí nóng và ẩm ướt
Nếu bạn không thể tránh khỏi một số yếu tố khởi phát, hãy trao đổi với bác sĩ về những gì bạn có thể làm. Ví dụ, vận động có thể có ích cho trẻ bị hen. Nhưng trẻ của bạn có thể cần sử dụng thêm liều hít giảm triệu chứng trước khi vận động.
8/ Cuộc sống con tôi sẽ như thế nào?
Phần lớn trẻ bị hen có thể sống một cuộc đời bình thường. Bạn có thể giúp trẻ quản lý bệnh hen bằng cách:
- Thay đổi cuộc sống của bạn để tránh các yếu tố khởi phát cơn hen cho trẻ
- Theo dõi bệnh hen của trẻ
- Tuân thủ kế hoạch hành động
- Thông báo với bác sĩ nếu triệu chứng của trẻ thay đổi
Ở một vài trẻ, bệnh hen trở nên tốt hơn khi trẻ lớn. Trẻ có thể không có triệu chứng của hen khi trẻ thành người lớn. Nhưng những trẻ khác vẫn bị hen khi trẻ lớn lên.
…..
Như vậy với bài viết trên đây mà Pasteur đã chia sẻ hy vọng sẽ giúp cho các bậc cha mẹ có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong việc phòng ngừa cũng như hiểu rõ hơn về bệnh hen ở trẻ nhỏ..
Ngoài ra nếu các bạn cần tư vấn trao đổi cụ thể hơn về các vấn đề liên quan đến sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể liên hệ trực tiếp địa chỉ chuyên khoa khám bệnh trẻ em của Pasteur qua hotline 023 63811868 để được các bác sĩ chuyên sâu hỗ trợ. thăm khám và đưa ra những lời khuyên tốt nhất
Xem thêm