Rối loạn điện giải hay Mất cân bằng điện giải xảy ra khi nồng độ khoáng chất nhất định trong máu của bạn quá cao hoặc quá thâp. Các triệu chứng của mất cân bằng điện giải thay đổi tùy thuộc vào mức độ nặng và loại điện giải, bao gồm yếu cơ và co thắt cơ. Xét nghiệm máu được gọi là điện giải đồ để kiểm tra mức độ rối loạn điện giải.
TỔNG QUAN VỀ RỐI LOẠN ĐIỆN GIẢI
Rối loạn điện giải là gì?
Rối loạn điện giải hay Mất cân bằng điện giải xảy ra khi bạn có quá nhiều hoặc không đủ một số khoáng chất nhất định trong cơ thể. Sự mất cân bằng này có thể là dấu hiệu của một vấn đề như bệnh thận.
Điện giải là những khoáng chất tạo ra điện tích khi chúng hòa tan trong chất lỏng như máu và nước tiểu. Cơ thể bạn tạo ra điện giải. Bạn cũng nhận được những khoáng chất này từ thức ăn, đồ uống, và những thực phẩm bổ sung. Điện giải trong máu, mô, nước tiểu và những chất dịch cơ thể khác đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng các dịch cơ thể, điều hòa nhịp tim và hỗ trợ chức năng thần kinh và cơ bắp.
Điện giải có vai trò gì?
Điện giải thực hiện nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể bạn:
- Natri kiểm soát mức dịch và hỗ trợ chức năng thần kinh và cơ.
- Kali hỗ trợ chức năng tim, thần kinh và cơ. Nó cũng vận chuyển chất dinh dưỡng vào tế bào và loại bỏ các chất thải ra khỏi tế bào đồng thời hỗ trợ quá trình trao đổi chất.
- Canxi giúp mạch máu co giãn để ổn định huyết áp. Nó cũng tiết ra các hormone và enzyme (protein) giúp hệ thần kinh dẫn truyền tín hiệu.
- Clorua giúp duy trì lượng máu, huyết áp và dịch cơ thể.
- Magie hỗ trợ chức năng thần kinh và cơ. Nó cũng thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của xương và răng,
- Phosphate hỗ trợ hệ thống xương, cũng như chức năng thần kinh và cơ.
- Bicarbonate giúp cân bằng acid và các hợp chất kiềm cơ bản (bazo) trong máu (cân bằng pH). Bicarbonate cũng giúp di chuyển carbon dioxide (một chất thải) qua máu.
Phân loại rối loạn điện giải:
- Natri: tăng Natri máu, hạ Natri máu
- Kali: tăng Kali máu, hạ Kali máu.
- Canxi: tăng canxi máu, hạ Canxi máu
- Clorua: tăng clo máu, hạ clo máu
- Magie: tăng magie máu, hạ magie máu
- Phosphate: tăng phosphate máu, hạ phosphate máu
- Bicarbonate: nhiễm kiềm máu (độ kiềm thấp), nhiễm toan máu (độ acid cao).
NGUYÊN NHÂN
Những nguyên nhân gây rối loạn điện giải là gì?
Nước chiếm hơn một nửa trọng lượng cơ thể bạn, máu và dịch trong và xung quanh tế bào (gọi là khoang dịch) chứa phần lớn lượng nước này. Thận và gan, cũng như các cơ quan và mô khác, liên tục vận chuyển các chất điện giải vào và ra khỏi tế bào để điều chỉnh mức dịch ở trong các khoang.
Một số tình trạng sức khỏe nhất định có thể ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển và cân bằng điện giải của cơ thể bạn. Khi các khoang dịch có quá nhiều hoặc quá ít điện giải, bạn sẽ bị mất cân bằng điện giải.
Các yếu tố nguy cơ gây rối loạn điện giải là gì?
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người già dễ bị thay đổi nồng độ điện giải hơn, nhưng rối loạn điện giải có thể xảy ra với bất kỳ ai.
Một số bệnh lý nhất định cũng có thể phá vỡ sự cân bằng điện giải trong cơ thể. Bạn có nhiều khả năng bị mất cân bằng điện giải nếu có:
- Bỏng.
- Ung thư.
- Bệnh tim mạch, suy tim hoặc tăng huyết áp.
- Mất nước do không uống đủ nước hoặc do nôn mửa quá nhiều, tiêu chảy, đồ mổ hôi (tăng tiết mồ hôi) hoặc sốt.
- Dư nước hoặc ngộ độc nước (uống quá nhiều nước)
- Rối loạn ăn uống.
- Bệnh thận.
- Bệnh gan như xơ gan.
- Rối loạn sử dụng các chất.
Một số loại thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến nồng độ điện giải. Bao gồm:
- Thuốc kháng sinh.
- Thuốc hóa trị.
- Corticosteroids.
- Thuốc lợi tiểu và thuốc nhuận tràng.
Triệu chứng của rối loạn điện giải là gì?
Các triệu chứng rối loạn bằng điện giải khác nhau tùy vào mức độ nặng và loại điện giải. Một rối loạn điện giải nhẹ có thể không gây ra những thay đổi đáng kể.
Khi những rối loạn xảy ra, bạn có thể gặp phải:
- Lú lẫn và khó chịu.
- Tiêu chảy hoặc táo bón.
- Mệt mỏi.
- Đau đầu.
- Nhịp tim không đều hoặc nhanh (rối loạn nhịp tim).
- Chuột rút, co thắt cơ hoặc yếu cơ.
- Buồn nôn và nôn.
- Tê hoặc ngứa ran ở chân tay, ngón tay và ngón chân.
CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ
Làm thế nào chẩn rối loạn bằng điện giải?
Điện giải đồ là một xét nghiệm máu để định lượng nồng độ các điện giải.
Các bác sĩ thường yêu cầu làm điện giải đồ nếu bạn:
- Cần xét nghiệm máu để làm kiểm tra sức khỏe định kỳ.
- Đang nhập viện.
- Có mắc bệnh lý nhất định.
- Có những triệu chứng của bệnh.
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bảng chuyển hóa cơ bản hoặc bảng chuyển hóa toàn phần. Những xét nghiệm máu này kiểm tra các chất điện giải cũng như các chất khác trong máu.
Quản lý và điều trị sự mất cân bằng điện giải như thế nào?
Điều trị phụ thuộc vào loại điện giải cụ thể và nguyên nhân. Một số rối loạn sẽ được phục hồi mà không cần điều trị.
Để điều trị tình trạng mất nước, bác sĩ có thể khuyên bạn nên bù nước bằng đường uống điện giải hoặc dung dịch muối bù nước bằng đường uống (ORS). Bác sĩ có thể cho bạn biết lượng đường, muối và nước chính xác để pha dung dịch này tại nhà. Hoặc bạn có thể mua gói ORS ở quầy thuốc.
Các phương pháp điều trị mất cân bằng điện giải bao gồm:
- Truyền dịch đường tĩnh mạch như NaCl để bù nước cho cơ thể.
- Tiêm một số thuốc đường tĩnh mạch để khôi phục lại sự cân bằng điện giải
- Dùng thuốc hoặc các thực phẩm bổ sung để thay thế điện giải đã mất.
- Lọc máu nhân tạo để điều chỉnh sự mất cân bằng điện giải do suy thận hoặc tổn thương thận nặng.
Các biến chứng của rối loạn điện giải?
Sự mất cân bằng điện giải đáng kể (quá cao hoặc quá thấp) có thể gây ra các vấn dề nghiêm trọng, đe dọa tính mạng. Những biến chứng này bao gồm:
- Hôn mê.
- Co giật.
- Đột tử do tim (ngừng tim đột ngột).
Làm thế nào tôi có thể dự phòng rối loạn điện giải?
Uống đủ nước có thể giúp cơ thể bạn duy trì mức độ điện giải lành mạnh. Điều đặc biệt quan trọng là uống đủ nước nếu bạn bị tiêu chảy kéo dài, nôn mửa hoặc đổ mồ hôi.
GỌI BÁC SĨ KHI
Khi nào tôi cần gọi bác sĩ?
Bạn nên gọi cho bác sĩ của mình nếu bạn gặp phải:
- Sự thay đổi nhịp tim.
- Thật sự mệt mỏi.
- Một cơn tiêu chảy hoặc nôn mửa kéo dài.
- Dấu hiệu của mất nước.
- Lú lẫn không rõ nguyên nhân, chuột rút, tê rần hoặc ngứa ran.
Tôi nên hỏi bác sĩ những câu hỏi gì?
Bạn có thể hỏi bác sĩ của mình:
- Loại rối loạn điện giải tôi mắc phải là gì?
- Nguyên nhân gây mất cân bằng điện giải?
- Cách điều trị thích hợp nhất là gì?
- Tác dụng phụ của việc điều trị là gì?
- Làm cách nào để tôi có thể giảm nguy cơ bị mất cân bằng điện giải?
- Tôi có nên chú ý gì đến các biến chứng không?
Một lưu ý từ phòng khám:
Các chất điện giải như Kali, Natri, Magie, và Canxi giúp cơ thể bạn điều hòa dịch trong cơ thể. Một số bệnh lý nhất định có thể ảnh hưởng đến nồng độ các chất điện giải trong máu, nước tiểu và các mô, gây nên sự rối loạn điện giải. Điện giải đồ như một phần của xét nghiệm máu thường quy có thể phát hiện sự mất cân bằng này. Hoặc bạn có thể có các triệu chứng cho thấy có vấn đề về nồng độ điện giải.
Tham khảo: Wikipedia
Để được thăm khám khi có các biểu hiện về rối loạn điện giải tại phòng khám Pasteur, vui lòng liên hệ Tổng đài 0236 9999 868