Ung thư tuyến giáp là gì?
Ung thư tuyến giáp xảy ra khi tế bào tuyến giáp tăng sinh bất thường và không kiểm soát, dẫn đến hình thành khối u tại tuyến giáp.
Hiện nay, ung thư tuyến giáp có thể chia thành các loại sau:
- Ung thư tuyến giáp thể nhú: có nguồn gốc từ tế bào nang và là trường hợp ung thư tuyến giáp phổ biến (chiếm khoảng 70% – 80%), có tiến triển bệnh tương đối chậm.
- Ung thư tuyến giáp thể nang: chiếm khoảng 10% – 15% trường hợp mắc bệnh, bệnh thường có tốc độ tiến triển nhanh hơn thể nhú.
- Ung thư tuyến giáp thể tủy: khá hiếm gặp và chỉ có khoảng 5% – 10% ca bệnh, thường có liên quan đến di truyền cũng như các vấn đề nội tiết.
- Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa: cực kỳ hiếm gặp, chỉ có tỷ lệ dưới 2% nhưng là dạng ung thư tuyến giáp vô cùng nguy hiểm, rất khó để điều trị.
- Ung thư tuyến giáp thể lympho: hiếm gặp.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính trong hầu hết các trường hợp ung thư giáp ngoại trừ một số bệnh lý, ngoại trừ một số trường hợp ung thư giáp không biệt hóa. Nếu ung thư tuyến giáp được chẩn đoán bằng chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA,. phẫu thuật cắt bỏ khối u và toàn bộ hoặc một phần tuyến giáp còn lại thường được đề nghị.
Cắt bỏ thùy tuyến giáp
Đây là phẫu thuật cắt bỏ thùy tuyến giáp chứa ung thư và thường sẽ cắt thêm phần eo giáp. Phương pháp này đôi khi được sử dụng để điều trị ung thư giáp thể biệt hóa (thể nhú hoặc thể nang) nhỏ và không có dấu hiệu lan rộng ra ngoài phạm vi tuyến giáp. Nó còn đôi khi được sử dụng để chẩn đoán ung thư tuyến giáp khi kết quả sinh thiết FNA không cung cấp chẩn đoán rõ ràng.
Ưu điểm của phương pháp này là một số bệnh nhân có thể không cần uống thuốc hormon giáp sau phẫu thuật vì vẫn còn để lại một phần tuyến giáp. Tuy nhiên, nó có thể gây trở ngại cho một số xét nghiệm tìm tái phát ung thư sau quá trình điều trị, chẳng hạn như xạ hình tuyến giáp hoặc xét nghiệm thyroglobulin.
Cắt bỏ tuyến giáp
Đây là phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất trong điều trị ung thư tuyến giáp. Giống như phẫu thuật cắt thùy tuyến giáp, phẫu thuật được thực hiện qua đường rạch vài cm vùng trước cổ.
Nếu toàn bộ tuyến giáp được loại bỏ thì được gọi là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ phẫu thuật không thể loại bỏ được toàn bộ tuyến giáp, khi đó gọi là phẫu thuật cắt gần toàn bộ tuyến giáp.
Sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc gần toàn bộ tuyến giáp, bệnh nhân phải uống thuốc hormon giáp hằng ngày (levothyroxine). Ưu điểm của phương pháp này là có thể phát hiện tái phát sau quá trình điều trị bằng xạ hình tuyến giáp hoặc xét nghiệm Thyroglobulin
Nạo hạch
Nếu ung thư lan ra các hạch bạch huyết vùng cổ, cách hạch bạch huyết sẽ được loại bỏ cùng lúc với phẫu thuật tuyến giáp. Điều này đặc biệt quan trọng trong đối với điều trị ung thư tuyến giáp thể tủy và thể không biệt hóa (khi phẫu thuật là một lựa chọn điều trị)
Đối với ung thư tuyến giáp thể nhú hoặc thể nang mà chỉ có 1 đến 2 hạch được cho là chứa tế bào ung thư, cách hạch lớn có thể được cắt bỏ, và các tế bào ung thư còn sót lại sau đó sẽ được điều trị bằng iod phóng xạ.
Tham khảo: Wikipedia
>> Để thăm khám ung thư tuyến giáp tại khoa Ung bướu phòng khám Pasteur, vui lòng liên hệ Tổng đài 0236 9999 868