Trẻ sơ sinh và khi vừa thay đổi môi trường mới. Những tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh làm ba mẹ thường rất lo lắng. Ba mẹ cần hiểu về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cần chăm sóc trẻ như thế nào, khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ. Dưới đây là một số điều thường gặp ở trẻ sơ sinh mà ba mẹ có thể tham khảo.
Đầy bụng ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh thường có tình trạng đầy bụng, đặc biệt sau khi bú nhiều. Tuy nhiên, giữa các lần ăn bụng trẻ sẽ mềm hơn. Khi bụng trẻ sơ sinh chướng nhiều kèm căng cứng, trẻ nôn nhiều, trẻ không đại tiện trong hơn một ngày hoặc hai ngày, hãy liên hệ bác sĩ Nhi khoa của trẻ.
Chấn thương khi sinh
Trẻ sơ sinh có thể bị chấn thương trong quá trình chuyển dạ, đặc biệt khi quá trình chuyển dạ kéo dài. Một số trường hợp trẻ có thể gãy xương đòn, đây là tình trạng sẽ nhanh chóng hồi phục.
Yếu cơ là dấu hiệu có thể gặp do lực kéo trong quá trình chuyển dạ. Yếu cơ có thường gặp ở một bên mặt, một bên vai hoặc cánh tay. Tình trạng này sẽ cải thiện dần sau vài tuần. Hãy trao đổi với bác sĩ Nhi khoa để biết cách chăm sóc cũng như cách bế trẻ sơ sinh.
Da xanh nhợt
Bàn tay, bàn chân của trẻ sơ sinh thường nhợt nhạt khi lạnh. Nếu da trẻ trở lại màu hồng ngay sau khi được làm ấm thì bạn cũng không nên lo lắng. Đôi khi mặt, lưỡi, môi có thể nhợt nhạt khi trẻ quấy khóc nhiều, khi trẻ quay về trạng thái bình thường thì màu sắc sẽ hồng hào trở lại. Tuy nhiên, khi da xanh nhợt kéo dài, trẻ cần được kiểm tra sức khỏe tim mạch, hô hấp để nhận được sự chăm sóc y tế kịp thời.
Nhu động ruột bất thường
Sau khi trẻ sinh, nhân viên y tế sẽ theo dõi và đánh giá lần tiểu tiện cũng như đại tiện đầu tiên. Phân su của trẻ trong một hoặc hai lần đầu tiên là chất nhầy màu đen hoặc xanh đen. Nếu trẻ không đi ngoài phân su trong 48 giờ đầu tiên, hãy trao đổi với bác sĩ để đảm bảo rằng trẻ không có vấn đề gì bất thường.
Khóc nhiều
Trẻ khóc có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu bạn đảm bảo trẻ không bị đói, đảm bảo nhiệt độ phù hợp, tã của trẻ sạch, bạn cần ôm trẻ, trò chuyện và hát cho trẻ nghe. Tuy nhiên không nên quá lo lắng và quan tâm quá mức với tình trạng này của trẻ vì sẽ tạo thói quen xấu cho trẻ ở những giai đoạn sau. Hãy trao đổi với bác sĩ Nhi khoa về những trường hợp khi trẻ khóc cần làm gì, khi nào cần can thiệp giúp đỡ trẻ toàn diện nhất.
Tình trạng tiêu chảy
Nhiễm trùng, khó tiêu hóa một số loại thức ăn hoặc uống quá nhiều nước trái cây hay sữa là một trong những nguyên nhân thường gặp gây tiêu chảy ở trẻ em. Nếu con bạn bị tiêu lỏng nhiều lần, hãy cho trẻ ở nhà và cung cấp đủ nước. Nếu trẻ đã biết ăn thức ăn đặc, hãy tránh cho trẻ ăn các loại thức ăn giàu chất xơ và nhiều dầu mỡ.
Gọi cho bác sĩ nếu trẻ không khá hơn sau 24 giờ, trẻ dưới 6 tháng tuổi hoặc có các triệu chứng khác như sốt cao khó hạ, nôn mửa, đi tiểu ít hơn bình thường, nhịp tim nhanh, phân có máu hay trẻ bị đau bụng, quấy khóc nhiều.
Sốt thường hay gặp ở trẻ
Sốt là triệu chứng phổ biến trong các bệnh thường gặp ở trẻ. Cha mẹ cần gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu:
- Em bé dưới 3 tháng có nhiệt độ trực tràng từ 38oC trở lên;
- Em bé từ 3 đến 6 tháng tuổi có nhiệt độ từ 38,3oC trở lên;
- Hoặc nếu trẻ sơ sinh quấy khóc, cáu gắt liên tục và không thể dỗ dành được.
Theo dõi các vấn đề sức khỏe ở trẻ khác như đau tai, ho, hôn mê, phát ban, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Ban đầu cần hạ sốt cho con bằng cách lau mát, tắm nước ấm và mặc quần áo nhẹ nhàng. Hỏi bác sĩ về những cách an toàn để hạ sốt cho trẻ hiệu quả. Sốt kèm với các chấm hoặc ban xuất huyết trên da (2 tình trạng được xác định bằng các đốm màu hoặc phát ban trên da do mạch máu bị rò rỉ) là một trường hợp khẩn cấp nghiêm trọng mà bạn nên liên hệ với bác sĩ.
Tham khảo: Wikipedia
>> Để được thăm khám khi trẻ có các biểu hiện về sức khỏe tại khoa Nhi khoa phòng khám Pasteur, vui lòng liên hệ Tổng đài 0236 9999 868