Tiêu chảy ở trẻ – nên và không nên làm gì?

Tiêu chảy, còn gọi là ỉa chảy, là tình trạng đi ngoài phân lỏng ba lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày. Bệnh có hai dạng là “tiêu chảy cấp tính”“tiêu chảy mạn tính”. Nguyên nhân phổ biến nhất là nhiễm trùng đường ruột do virus, siêu vi hoặc ký sinh trùng gây ra, một chứng bệnh được gọi là viêm dạ dày-ruột. Các trường hợp nhiễm trùng này thường là do ăn thức ăn hoặc uống nước đã bị nhiễm khuẩn từ phân hoặc trực tiếp từ người mắc bệnh. Các bậc phụ huynh hãy cùng Pasteur tìm hiểu những điều nên và không nên làm khi trẻ mắc bệnh tiêu chảy cấp.

Tiêu Chảy Cấp Ở Trẻ Em
Tiêu chảy cấp ở trẻ em

1. Cách tốt nhất để điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ là gì?

  • Đa số trẻ em bị tiêu chảy cấp nhẹ có thể tiếp tục theo chế độ ăn bình thường như sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ, nếu trẻ đầy hơi hoặc chướng bụng khi uống sữa bò hoặc sữa công thức, bạn hãy liên hệ với bác sĩ Nhi khoa để trao đổi về một số thay đổi tạm thời chế độ dinh dưỡng của trẻ. Một số loại dịch đặc biệt thường không được khuyến cáo cho tình trạng tiêu chảy nhẹ.

2. Những điều bố mẹ nên làm khi trẻ bị tiêu chảy cấp

  • Chú ý những dấu hiệu mất nước diễn ra khi trẻ mất nước quá nhiều. Các triệu chứng của mất nước bao gồm: giảm lượng tiểu, không có nước mắt khi trẻ khóc, sốt cao, khô miệng, sụt cân, khát nước nhiều (có thể nhận biết trẻ khát qua dấu hiệu trẻ quấy khóc, khó chịu nhưng khi đưa nước hoặc sữa cho trẻ uống thì sẽ hết khóc, nếu lấy bình sữa hoặc nước ra trẻ sẽ quấy khóc trở lại), mắt trũng sâu hơn bình thường (chỉ có những người chăm sóc trẻ thường xuyên mới dễ phát hiện).
  • Cần báo bác sĩ ngay khi trẻ có bất kỳ các dấu hiệu thay đổi nào về hành vi, có máu trong phân, sốt cao từ 39oC trở lên.
  • Tiếp tục cho trẻ ăn nếu trẻ không nôn. Bạn có thể cho trẻ ăn ít hơn bình thường hoặc chia nhỏ các bữa ăn, cho trẻ ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, không làm trẻ khó chịu thêm.
  • Pha dung dịch Oresol đúng cách theo đúng chỉ dẫn của nhân viên y tế, nếu trẻ nôn sau khi uống, dừng lại 10 phút sau đó cho trẻ uống chậm lại từng thìa nhỏ (nếu trẻ dưới 2 tuổi), với trẻ lớn có thể uống từng ngụm.
  • Có thể sử dụng công thức: Số lượng Oresol (ml) uống trong 4h = cân nặng của trẻ (Kg) x 75 ml
Tiêu Chảy Ở Trẻ Em Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Tiêu chảy ở trẻ em nguyên nhân và cách điều trị

3. Những điều bố mẹ không nên làm khi trẻ bị tiêu chảy cấp

  • Không nên tự ý pha không đúng tỷ lệ và cho trẻ dùng các loại dung dịch bù nước điện giải tại nhà mà không theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Không nên cho trẻ ăn để hạn chế tiêu chảy
  • Không nên sử dụng thuốc chống tiêu chảy mà không có chỉ định của bác sĩ

Tham khảo: healthychildren.org

#pasteurclinic

#children

#tieuchay

Hãy đặt ngay câu hỏi ở Fanpage hoặc Group Hỏi đáp bác sĩ Pasteur để được phòng khám tư vấn và đưa ra những lời khuyên về tình trạng sức khoẻ của bạn và người thân.

❤️Pasteur Clinic Đà Nẵng – Khởi đầu một điểm tựa, trọn vẹn một niềm tin

❤️Liên hệ tổng đài: (0236) 3811868 để đặt lịch hẹn khám

❤️Địa chỉ: lô 19 – Nguyễn Tường Phổ, P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu – TP. Đà Nẵng