Đái dầm ở trẻ là gì?
Đái dầm ở trẻ là tình trạng tiểu không tự chủ trong lúc ngủ hay gặp ở trẻ. Thường gặp đái dầm ở trẻ nhỏ hơn 3 tuổi, những trẻ ở độ tuổi lớn hơn đái dầm cần có biện pháp hỗ trợ sớm.
Nếu trẻ vẫn đi tiểu không tự chủ vào lúc thức thì hiện tượng này thường là bệnh lý, không nên coi đái dầm ở trẻ lúc thức và lúc ngủ là giống nhau.
Ở trẻ từ 0-3 tuổi là lúc các em bé chưa tự chủ được ý muốn của bản thân nên tè dầm là chuyện rất bình thường. Khi trẻ lớn lên thêm một chút, lúc có nhu cầu đi vệ sinh các bé sẽ kêu lên để bố mẹ giải quyết giúp. Nhưng đến 5 tuổi trở đi và thường là trên 7 tuổi, các bé vẫn đái tự nhiên vào ban đêm là biểu hiện không bình thường.
Nguyên nhân của đái dầm ở trẻ
Trẻ có thể kiểm soát được tiểu tiện vào ban ngày những không kiểm soát được vào ban đêm. Đái dầm tiên phát xuất hiện từ lúc bé đến lớn và liên tục, đây là kiểu đái dầm hay gặp nhất. Đái dầm thứ phát có một khoảng thời gian ít nhất 6 tháng trẻ không đái dầm nhưng sau đó lại đái dầm.
Đái dầm nguyên phát có thể do trẻ chậm phát triển kỹ năng kiểm soát khi bàng quang đầy nước, trẻ ngủ quá sâu, cơ thể trẻ không sản xuất đủ hormon ADH (hormon chống lợi niệu) nê nước tiểu được tạo ra nhiều hơn, dị tật bàng quang…
Đái dầm thứ phát có thể do một số nguyên nhân như: bàng quang nhỏ hơn người bình thường, tuổi dậy thì làm ảnh hưởng đến hormon ADH, trẻ có tình trạng lo lắng, căng thẳng kéo dài, trẻ uống nhiều caffein trước khi ngủ, trẻ có một số vấn đề khác về sức khỏe như đái tháo đường, nhiễm trùng đường tiết niệu…
Chẩn đoán
Chẩn đoán trẻ đái dầm bằng cách ghi lại nhật ký 24 giờ số lượng nước trẻ uống và số lượng nước tiểu mà trẻ đi tiểu.
Nếu trẻ có bất thường cần làm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu.
Các tiêu chuẩn để chẩn đoán trẻ đái dầm bao gồm:
- Đi tiểu trên giường hay tiểu vào quần lặp đi lặp lại nhiều lần (hoặc vô ý hoặc có chủ tâm) khi ngủ đêm.
- Xảy ra thường xuyên 2 lần/tuần trong ít nhất 3 tháng liền.
- Độ tuổi ít nhất là năm tuổi (hay mức phát triển tương đương). Trẻ nhỏ hơn không được xem là đái dầm. Ðái dầm là sự bài tiết nước tiểu không kiểm soát vào lúc ngủ, xảy ra ở lứa tuổi đã có khả năng kiểm soát được việc tiểu tiện (khoảng 4 tuổi đến 5 tuổi).
- Đái dầm không do hậu quả trực tiếp của một chất (như thuốc lợi tiểu) hay do bệnh lý toàn thân (ví dụ như đái tháo đường, tật cột sống chẻ đôi, động kinh,…).
Điều trị đái dầm ở trẻ
Khi phát hiện trẻ có tình trạng đái dầm, ba mẹ cần bình tình, không nên tạo áp lực cho trẻ vì sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, không những thế, tình trạng đái dầm của trẻ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số lưu ý mà ba mẹ có thể tham khảo:
- Trò chuyện cùng trẻ để tâm lý trẻ thoải mái hơn, qua đó cũng hỗ trợ tìm ra nguyên nhân gây đái dầm ở trẻ
- Hướng dẫn trẻ đi tiểu trước khi ngủ
- Điều chỉnh lượng nước uống và thức uống của trẻ vào buổi tối
- Nếu trẻ tiểu nhiều, có thể đánh thức trẻ dậy để đi vệ sinh. Có thể đặt bô tiểu gần giường trong thời gian đầu tạo thói quen tốt này cho trẻ
- Một số trường hợp trẻ nhỏ có thể đái dầm vào ban ngày, cần theo dõi để thay đổi thói quen tiểu tiện cho trẻ
- Trao đổi với bác sĩ về những phương pháp hỗ trợ tình trạng đái dầm ở trẻ. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc khi cần thiết
Tham khảo: Wikipedia
Khi có các dấu hiệu bất thường về nhi khoa, hãy tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra. Tại Pasteur, đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, tận tình chu đáo cùng với trang bị hiện đại, hệ thống máy 4D/3D Voluson E6 giúp hỗ trợ bác sĩ phát hiện sớm những bất thường của trẻ.