Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì?
Huyết khối tĩnh mạch sâu là tình trạng có cục máu đông trong tĩnh mạch sâu. Ở phụ nữ mang thai, nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu thường gặp hơn ở ba tháng cuối của thai kỳ và trong ba tuần đầu sau khi sinh.
Máu của phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ tăng đông hơn giúp tránh xuất huyết trong tử cung cũng như cầm máu trong quá trình chuyển dạ. Từ đó tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu trong thai kỳ. Bất kỳ vị trí nào của cơ thể đều có thể gặp huyết khối tĩnh mạch sâu, trong đó thường gặp nhất ở những tĩnh mạch sâu ở vùng chân. Huyết khối tĩnh mạch sâu gây các biến chứng nguy hiểm đến cả mẹ và thai nhi.
Nguyên nhân của huyết khối tĩnh mạch sâu
- Phẫu thuật: chỉnh hình do gãy xương, phẫu thuật ngực, bụng…
- Bệnh lý ác tính: ung thư tụy, phổi, buồng trứng, tinh hoàn, tiết niệu, vú, dạ dày…Bệnh ác tính đi kèm với sự gia tăng tình trạng tăng đông máu.
- Chấn thương gãy xương đùi, gãy đốt sống…
- Bất động kéo dài hình thành huyết khối do ứ trệ tuần hoàn
- Rối loạn đông máu làm tăng đông máu bẩm sinh.
- Mắc bệnh suy tĩnh mạch.
- Mang thai: do cản trở lưu lượng máu về tim, gây ứ trệ tuần hoàn, tình trạng tăng đông.
- Điều trị thay thế bằng hormon estrogen hay dùng kéo dài thuốc ngừa thai là nguyên nhân thường gặp ở những phụ nữ trẻ bị huyết khối tĩnh mạch
- Người béo phì, có tiền sử nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim ứ huyết tăng nguy cơ mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch.
- Tiền sử bị huyết khối tĩnh mạch sâu
- Người hút thuốc lá nhiều, người ít vận động thường xuyên ngồi một chỗ.
- Tuổi tác: bệnh có xu hướng tăng theo tuổi.
Nguy cơ của huyết khối tĩnh mạch sâu
Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ cao của huyết khối tĩnh mạch sâu ở phụ nữ mang thai:
- Tiền sử bản thân hoặc gia đình bị huyết khối tĩnh mạch
- Có tình trạng tiền sản giật
- Thừa cân béo phì
- Đa thai
- Tuổi lớn hơn 35
- Thai chậm phát triển trong tử cung
- Hút thuốc hoặc tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá
- Ít vận động trong thời gian mang thai
Phụ nữ mang thai có tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân có thể có các triệu chứng sau:
- Đau nhức bắp chân, đau tăng hơn khi đi lại
- Vị trí có tình trạng huyết khối tĩnh mạch thường có cảm giác nóng hơn
- Chân sưng, thường gặp ở 1 bên
- Vùng da huyết khối tĩnh mạch có thể có màu xanh đen
- Những tĩnh mạch ở phần nông giãn hơn so với bình thường
Biến chứng
- Biến chứng nguy hiểm nhất là thuyên tắc phổi, huyết khối tĩnh mạch theo dòng máu tĩnh mạch đổ về tâm nhĩ phải, rồi đổ xuống tâm thất phải, tâm thất phải bóp tống cục máu đông lên phổi, do hệ thống mạch máu tại phổi nhỏ nên cục máu đông không di chuyển được gây tắc mạch phổi.
- Gây loét da vùng dưới vị trí tĩnh mạch bị huyết khối.
- Đau chân, phù nề chân kéo dài
Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gặp nhiều đối tượng khác nhau tuy nhiên thường tăng theo tuổi. Bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nên khi có bất cứ triệu chứng cảnh báo hoặc người nằm trong đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh nên đi khám để được điều trị sớm mang lại hiệu quả điều trị cao.
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ huyết khối tĩnh mạch sâu, hãy đến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ, Phương pháp siêu âm Doppler mạch máu ở chân có thể được thực hiện khi thăm khám.
Tham khảo: Wikipedia
Khi có các dấu hiệu bất thường về Sản phụ khoa, hãy tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra. Tại Pasteur, đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, tận tình chu đáo cùng với trang bị hiện đại, hệ thống máy 4D/3D Voluson E6 giúp hỗ trợ bác sĩ phát hiện sớm những bất thường của người bệnh.