Thừa cân béo phì khi mang thai là gì?
Thừa cân được định nghĩa là chỉ số cơ thể (BMI) từ 25 – 29,9. Béo phì được định nghĩa là chỉ số BMI từ 30 trở lên. Tình trạng béo phì khi mang thai có nhiều nguy cơ mắc những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng:
- Tăng huyết áp thai kỳ: bắt đầu nửa sau của thai kỳ có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng
- Tiền sản giật: thường xảy ra vào nửa sau thai kỳ hoặc ngay sau khi sinh. Tình trạng này ảnh hưởng đến chức năng gan và thận của người mẹ hay nhau bong non, sinh non
- Đái tháo đường thai kỳ: nồng độ Glucose máu cao trong thời kỳ mang thai làm tăng nguy cơ thai to. Khi bạn bị đái tháo đường thai kỳ thì bạn và con bạn có thể có nguy cơ đái tháo đường cao hơn bình thường
- Ngưng thở khi ngủ: bạn ngưng thở trong thời gian ngắn khi ngủ làm bạn mệt mỏi và nguy cơ cao với tăng huyết áp, tiền sản giật và các vấn đề về tim phổi
- Nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi như dị tật ở tim, dị tật ống thần kinh
- Ngoài ra, thực hiện siêu âm chẩn đoán trong thai kỳ cũng khó khăn hơn ở những phụ nữ béo phì khi mang thai
Tránh béo phì khi mang thai
Giảm cân trước khi bị béo phì khi mang thai là cách tốt nhất làm giảm nguy cơ béo phì khi mang thai. Cân nặng của bạn sẽ giảm đi khi bạn sử dụng nhiều calo hơn so với mức nạp vào. Bạn có thể tập thể dục thường xuyên và có chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Khi bạn đang mang thai, sự giữ cân bằng giữa chế độ ăn giúp duy trì cân nặng hợp lý và sức khỏe của thai nhi. Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, bạn cần thêm trung bình 300 calo mỗi ngày. Bạn cần sự hỗ trợ từ bác sĩ Sản phụ khoa của bạn và chuyên gia dinh dưỡng để có kế hoạch dinh dưỡng phù hợp. Bạn cũng có thể vận động thích hợp 30 phút trong hầu hết hoặc tất cả các ngày trong tuần.
Mặc dù có nguy cơ xảy ra rủi ro, nhưng phụ nữ béo phì khi mang thai vẫn có thể có thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, mẹ bầu cần phải thăm khám bác sĩ sản khoa và bác sĩ dinh dưỡng, để có kế hoạch chăm sóc đặc biệt. Theo đó, thai phụ cần được giám sát kỹ các chỉ số như đường huyết, huyết áp, chức năng gan, chức năng thận trong suốt thời kỳ mang thai. Mục tiêu làm sao duy trì các chỉ số này luôn nằm trong giới hạn bình thường. Mỗi giai đoạn của thai kỳ đều tồn tại những rủi ro cần phải dự phòng trước để tránh xảy ra những biến chứng sau đó.
- Ba tháng đầu: Khả năng sảy thai cao, bác sĩ cần cho thuốc dưỡng thai và thuốc chống co thắt.
- Ba tháng giữa: Nguy cơ sảy thai vẫn còn, đi kèm với tiền sản giật và đái tháo đường thai kỳ… Cần chú ý theo dõi sát sao và xử trí kịp thời.
- Ba tháng cuối: Nguy cơ xảy ra tăng huyết áp thai kỳ, chứng tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, hội chứng ống cổ tay khi mang thai, giãn khớp cùng chậu và rủi ro sinh non.
Trong mọi trường hợp, phụ nữ béo phì khi mang thai cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Cân nặng của bạn được đánh giá sau mỗi lần khám thai. Sự phát triển của thai nhi cũng được kiểm tra. Trao đổi với bác sĩ Sản phụ khoa của bạn về những thắc mắc về chế độ dinh dưỡng, tập luyện, những vấn đề cần lưu ý trong chuyển dạ cũng như việc kiểm soát cân nặng sau sinh.
Tham khảo: Wikipedia
Khi có các dấu hiệu bất thường về Sản phụ khoa, hãy tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra. Tại Pasteur, đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, tận tình chu đáo cùng với trang bị hiện đại, hệ thống máy 4D/3D Voluson E6 giúp hỗ trợ bác sĩ phát hiện sớm những bất thường của người bệnh.