Gai cột sống là gì?
Gai cột sống là sự hình thành phần xương mọc ra phía ngoài và hai bên của cột sống. Đây là dấu hiệu thoái hóa của các đốt sống, thường gặp ở người lớn tuổi. Tình trạng gai cột sống tăng dần ở giai đoạn trẻ tuổi hơn do chế độ sinh hoạt và tập luyện không khoa học, điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Thoái hóa cột sống nói chung và gai cột sống nói riêng thường gặp ở xương cột sống tại nhiều vị trí khác nhau. Trong đó, thường gặp nhất tại cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Khi các bao xơ của đĩa đệm bị mất nước, nứt vỡ và xẹp làm xương cột sống ma sát nhiều hơn và dễ viêm hơn. Sự tăng ma sát của xương cột sống dẫn đến sự mất cấu trúc của cột sống, cột sống sẽ mọc ra các gai xương bao quanh các khớp xương để tự ổn định.
Những yếu tố làm gia tăng tình trạng đau xương là chấn thương, thừa cân, béo phì. Ngoài ta gai cột sống có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Phần lớn những trường hợp gai cột sống không gây triệu chứng, khi gai cột sống ma sát với những tổ chức xung quanh như xương, dây chằng, rễ thần kinh có thể gây đau, tê các chi, đặc biệt là khi di chuyển…
Có điều trị được bệnh gai cột sống không?
Qua thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định chụp X quang cũng như một số xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán. Hiện nay, những triệu chứng của gai cột sống cũng như thoái hóa khớp được phối hợp nhiều phương pháp như: châm cứu, massage, bấm huyệt, sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, tập các bài tập thể dục phù hợp với vị trí đau của người bệnh, phẫu thuật…Trong đó, đa số những trường hợp gai cột sống gần cải thiện sau thời gian tập vật lý trị liệu và tập thể dục thường xuyên.
Có thể thấy vật lý trị liệu và tập các bài tập phù hợp với người bệnh đóng vai trò quan trọng trong trường hợp gai cột sống. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về những bài tập đau cột sống cổ, đau cột sống thắt lưng…tại nhà để áp dụng tập luyện thường xuyên hằng ngày.
Tùy theo tình trạng đau của người bệnh và mức độ nặng các triệu chứng của gai cột sống và bác sĩ sẽ tư vấn điều trị ngoại trú, nội trú hay có phẫu thuật hay không. Hãy trao đổi kỹ với bác sĩ về ưu, nhược của từng phương pháp trước khi bắt đầu quá trình điều trị.
Bạn có thể áp dụng những cách dưới đây để dự phòng cũng như cải thiện các triệu chứng của gai cột sống:
- Có chế độ dinh dưỡng khoa học đủ dưỡng chất, hạn chế mỡ động vật, tăng cường các loại rau củ quả
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Vận động, tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe
- Tránh các tác nhân làm tổn thương cột sống như nằm ngủ, ngồi, làm việc sai tư thế
Để điều trị bệnh gai cột sống, người bệnh thường cần phối hợp nhiều biện pháp như: Dùng thuốc kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý và tập phục hồi chức năng. Nếu nặng thì có thể phẫu thuật gai cột sống, tuy nhiên, phương pháp này chỉ được lựa chọn khi các biện pháp không mang lại hiệu quả. Bạn cần phải hiểu rằng, gai cột sống không thể chữa khỏi hoàn toàn. Do đó, việc phòng ngừa là rất quan trọng là cần thiết.
Tham khảo: Wikipedia
Khi có các dấu hiệu bất thường về cột sống, hãy tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra. Tại Pasteur, đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, tận tình chu đáo cùng với trang bị hiện đại, hệ thống máy 4D/3D Voluson E6 giúp hỗ trợ bác sĩ phát hiện sớm những bất thường của người bệnh.