XỬ TRÍ DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ Ở TRẺ EM
Dị vật đường thở ở trẻ em là một tình trạng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của trẻ nếu không được xử trí kịp thời. Nguyên nhân do vật lạ bao gồm cả thức ăn rơi vào đường hô hấp gây tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn.
Điều quan trọng nhất để cứu sống nạn nhân là phải phát hiện sớm nạn nhân bị dị vật đường thở và có phương pháp xử trí ban đầu kịp thời, đồng thời gọi ngay cấp cứu 115 ngay khi có thể
Biểu hiện của dị vật đường thở ở trẻ em
- Hoảng loạn, hốt hoảng
- Thở dốc, ho dữ dội
- Hai tay ôm cổ, chỉ tay vào miệng
- Nói khó, nói từng từ hoặc thậm chí không nói được
- Mặt đỏ, sau đó chuyển dần sang tím
- Nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn đến mất ý thức
Nếu trường hợp dị vật chỉ làm tắt một phần đường thở, bệnh nhân có thể vẫn nói và thở được:
- Tuyệt đối không nên đưa tay vào miệng móc dị vật khi người bị nạn đang còn thở được hoặc đang trong cơn ho, khuyến khích người đó ho để đẩy dị vật ra ngoài
- Nếu người bị nạn còn thở được, trấn an và giúp họ ngồi xuống ghế, nghiêng người ra phía trước, sau đó ho để đẩy dị vật ra
- Không làm động tác Heimlich nếu người bị nạn còn tự thở được
Bạn cần làm gì khi gặp một trường hợp nghi ngờ dị vật đường thở ở trẻ em
- Nếu nạn nhân vẫn trả lời được, trấn an và giúp họ ngồi lên ghế, nghiêng người về phía trước và không làm gì cả, khuyến khích họ ho, dị vật có thể tống ra theo cơn ho
- Nếu nạn nhân không trả lời được hoặc không thở được, bạn cần gọi ngay cho cấp cứu 115 và thực hiện động tác Heimlich
- Nếu nạn nhân mất ý thức, đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, kiểm tra khoang miệng của nạn nhân, nếu thấy dị vật thì dùng tay lấy ra, nếu không nhìn thấy thì không làm bước này
- Tiếp tục thực hiện hồi sinh tim phổi nhân tạo bằng phương pháp ép tim ngoài lồng ngực và hà hơi thổi ngạt. Động tác ép tim sẽ tạo áp lực lên lồng ngực, dị vật có thể tống ra ngoài. Kiểm tra khoang miệng sau vài lần ép tim xem dị vật có bị tống ra ngoài hay không. Nếu không, tiếp tục thực hiện hồi sinh tim phổi nhân tạo cho đến khi nhân viên y tế đến
Các bước thực hiện động tác Heimlich (áp dụng cho trẻ em > 1 tuổi và người lớn, đường thở bị tắt nghẽn hoàn toàn, nạn nhân còn tỉnh táo)
- Để nạn nhân ngồi trên ghế, đứng phía sau nạn nhân, vòng tay qua eo
- Nắm 2 tay vào nhau đặt vào phía trên rốn
- Đẩy mạnh lên về phía lồng ngực nhanh, mạnh 3-4 lần
- Kiểm tra dị vật đã bị tống ra chưa, nếu chưa thì tiếp tục thực hiện động tác trên
Đối với trẻ < 1 tuổi
- Đặt trẻ nằm úp lên vùng dưới cẳng tay, tay còn lại vỗ mạnh lên vùng 2 xương bả vai 5 lần
- Nếu động tác này không hiệu quả, đặt trẻ nằm đầu dốc xuống dưới, lấy 2 ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) ấn vào vị trí ½ dưới xương ức của trẻ 5 lần.
- Thay phiên làm các động tác này, cho đến khi dị vật bị tống ra ngoài và trẻ tự thở được
- Khi dị vật đường thở ở trẻ em nằm bên trong đã bị tống ra ngoài, nếu trẻ vẫn không thở được thì bắt đầu động tác hồi sinh tim phổi nhân tạo cho trẻ nhỏ
Khi phát hiện thấy chảy dãi nghĩ đến tính chất bệnh lý, cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để tìm nguyên nhân và hướng điều trị cho trẻ. Bố mẹ nên đưa các bé tới phòng khám nhi Đà Nẵng thường xuyên hơn để nhận được các phương pháp chăm sóc trẻ tốt hơn.
Liên hệ với chúng tôi tại : https://pasteur.com.vn/dat-lich-kham để được tư vấn thêm.
#pasteur
#divatduongtho