DỊ ỨNG THỰC PHẨM VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Dị ứng thực phẩm là gì?

Dị ứng thực phẩm hay dị ứng thức ăn là tình trạng phổ biến liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể. Một lượng nhỏ thực phẩm cũng có thể gây ra những dấu hiệu dị ứng. Dưới đây là một số lưu ý về dị ứng thực phẩm mà bạn cần biết!

Dị ứng thực phẩm có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, trong đó gặp nhiều hơn ở trẻ em. Một số thực phẩm thường gây dị ứng là:

  • Sữa bò: đây là dị ứng thường gặp nhất ở trẻ, khoảng 90% trẻ không dị ứng với sữa bò vào lúc 3 tuổi. Tình trạng dị ứng sữa bò ít phổ biến hơn ở người lớn
  • Trứng: dị ứng trứng được xếp loại là dị ứng thực phẩm phổ biến thứ 2 ở trẻ em, khoảng 68% trẻ hết dị ứng với trứng khi đến 16 tuổi
  • Hạt của các loại quả có vỏ cứng” hạt điều, hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt dẻ cười…Dị ứng với những loại hạt này thường kéo dài suốt đời
  • Đậu phộng: dị ứng đậu phộng ảnh hưởng đến 1 – 3% trẻ em và 2% ở người trưởng thành
  • Động vật có vỏ: tôm, cua, sò…, một số trường hợp chỉ ngửi mùi của những động vật này cũng đã có những biểu hiện của dị ứn
  • Lúa mì: cần chú ý về những thực phẩm có lúa mì khi bị dị ứng với lúa mì, thay vào đó có thể sử dụng những loại ngũ cốc khác
  • Đậu nành: dị ứng đậu nành thường gặp ở trẻ em, đa phần trẻ em sẽ hết dị ứng ở những giai đoạn sau
  • Cá: dị ứng cá ảnh hưởng đến 5% người trưởng thành

Triệu chứng của dị ứng thực phẩm

Một số yếu tố khác như tiền sử gia đình dị ứng thực phẩm, tiền sử bản thân dị ứng, bệnh lý kèm theo như hen phế quản…Những triệu chứng của dị ứng thực phẩm có thể xuất hiện sau vài phút hoặc vào giờ sau đó:

  • Nổi mề đay kèm ngứa
  • Phù ở vùng mặt, miệng
  • Khó thở
  • Buồn nôn, nôn
  • Huyết áp thấp
  • Trường hợp nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ

Tránh những thực phẩm mà cơ thể dị ứng, cần có thói quen đọc nhãn thực phẩm trước khi dụng. Khi có bất kỳ dấu hiệu cũng như thắc mắc về dị ứng thực phẩm, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ.

Nguyên Nhân Của Di Ứng Thực Phẩm
Triệu chứng của di ứng thực phẩm

Đề phòng dị ứng thực phẩm

  • Tìm hiểu kỹ về thành phần thực phẩm được sử dụng.
  • Sử dụng vòng đeo tay hoặc vòng đeo cổ giúp cảnh báo cơ thể sẽ bị dị ứng với thực ăn cụ thể nào đó.
  • Khi ăn ở nhà hàng nên cẩn thận lựa chọn thức ăn và phải chắc chắn rằng bữa ăn không chứa những thực phẩm gây dị ứng với cơ thể. Đồng thời có thể trực tiếp nhờ đầu bếp tại nhà hàng hỗ trợ.
  • Chuẩn bị bữa ăn có thể mang theo khi đi du lịch hoặc dự tiệc sự kiện.
  • Nếu thường xuyên bị dị ứng thức ăn, có thể gặp bác sĩ để được kê đơn sử dụng epinephrine khẩn cấp nếu tình trạng dị ứng xảy ra nghiêm trọng.

Dị ứng thức ăn ảnh hưởng đến da, đường tiêu hoá hoặc hệ hô hấp hoặc tim mạch. Đối với các triệu chứng nhẹ có thể không cần điều trị gì cả hoặc chỉ cần bổ sung thuốc kháng histamin có thể giải quyết được các vấn đề của triệu chứng. Nhưng với những trường hợp phản ứng dị ứng thức ăn nghiêm trọng thì cần phải gặp bác sĩ để thăm khám và có thể sẽ kê toa thuốc steroid. Đây là loại thuốc có tác dụng phụ nghiêm trọng chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

Tham khảo: Wikipedia

Khi có các dấu hiệu bất thường về dị ứng thực phẩm , hãy tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra. Tại Pasteur, đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, tận tình chu đáo cùng với trang bị hiện đại, hệ thống máy 4D/3D Voluson E6 giúp hỗ trợ bác sĩ phát hiện sớm những bất thường của người bệnh.