1. Chốc mép là gì?
Chốc mép hay còn được biết đến là lở mép, đây là một bệnh lý da liễu phổ biến có thể ở một hay hai bên mép. Chốc mép thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ em với các triệu chứng mép bị nứt hoặc mụn nước, đau do viêm. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà bệnh còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh nên tâm lý của người bệnh thường mong muốn tình trạng này nhanh chóng cải thiện.
2. Nguyên nhân của chốc mép
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến chốc mép. Trong đó, tác nhân chính là Herpes virus, những tác nhân ít gặp hơn như nấm, vi khuẩn. Nấm men Candida albicans có ở nhiều nơi và thường gây bệnh khi cơ thể bị giảm sức đề kháng.
Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến tình trạng chốc mép. Thiếu hụt vitamin B12 do ăn ít rau và quả tươi, thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hằng ngày, trẻ bú không đủ sữa mẹ…có nguy cơ chốc mép cao.
Trẻ em trong độ tuổi từ 2 – 5 tuổi có nguy cơ bị chốc mép cao nhất. Người bị bệnh tiểu đường, suy giảm miễn dịch, sống môi trường tập thể nhiều người hay có sẵn thương tổn vùng da quanh mép…cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
3. Triệu chứng của chốc mép
Triệu chứng và dấu hiệu của chốc mép dễ nhận biết như:
- Da vùng quanh mép đỏ, sau đó có thể xuất hiện vết nứt
- Mụn nước li ti xuất hiện trên da quanh miệng mũi và lây lan sang các vùng da khác do tiếp xúc bằng tay hoặc qua áo quần, khăn tắm. Các mụn nước này dễ vỡ, rỉ nước và đóng vảy vàng nâu sau vài ngày sau đó. Các mụn nước không bị bội nhiễm sẽ không để lại sẹo
- Cảm giác nóng rát, khó chịu
- Ngứa và đau quanh miệng khi cử động, đặc biệt khi ăn đồ cay, nóng
- Một số trường hợp tổn thương lan sâu xuống trong da, hình thành các bọng nước lớn chứa nhiều dịch và xuất hiện các vết loét sâu sau khi vỡ
4. Chốc mép có lây không?
Chốc mép mặc dù lành tính nhưng dễ tái phát và khả năng lây lan cao. Tiếp xúc trực tiếp với các tế bào tổn thương của người bệnh hay dùng những vật dụng của người bệnh như quần áo, khăn, chăn gối, đồ chơi…rất dễ nhiễm bệnh.
Bệnh có thể điều trị ngoại trú với đơn thuốc của bác sĩ mà không cần nhập viện. Tuy nhiên không quá chủ quan, có thể liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và tránh biến chứng sẹo trong những trường hợp mụn nước bị nhiễm trùng.
5. Làm thế nào để phòng ngừa chốc mép?
Sau đâu là một số phương pháp giúp phòng ngừa :
- Đảm bảo da được giữ sạch sẽ, đây là phương pháp phòng bệnh tốt nhất, đặc biệt khi có các vết thương
- Cắt móng tay trẻ, tránh để móng tay trẻ làm tổn thương da
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác
- Có chế độ dinh dưỡng khoa học, thức ăn giàu vitamin B12, uống nhiều nước…
- Với trường hợp trong gia đình có người bị bệnh, cần mang găng tay khi vệ sinh vùng da bị tổn thương và bôi thuốc. Rửa lại tay sau mỗi lần tiếp xúc nguồn lây bệnh. Giặt riêng những đồ dùng của người bệnh như áo quần, chăn, khăn…
Nếu trẻ có các triệu chứng như trên, thì nên đưa trẻ tới khám nhi Đà Nẵng để khám. Các bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của trẻ và đưa ra các lời khuyên tốt nhất trong việc phòng ngừa cũng như điều trị.
Liên hệ với chúng tôi tại : https://pasteur.com.vn/dat-lich-kham để được tư vấn thêm
#pasteurclinic
#chocmep