Gout là một dạng viêm khớp gây cảm giác đau đớn, xảy ra khi lượng axit uric tăng cao trong máu làm hình thành các tinh thể và tích tụ trong và xung quanh khớp.
Axit uric được hình thành khi cơ thể phân hủy một chất có tên gọi hoá học là Purine. Chất này thường xuất hiện trong cơ thể, nhưng cũng được tìm thấy trong một số loại thực phẩm. Axit uric được đào thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu.
Chế độ ăn dành cho người bệnh Gout có thể giúp giảm nồng độ axit uric trong máu. Chế độ ăn không phải là phương pháp để điều trị bệnh, nhưng nó có thể làm giảm nguy cơ tái phát các cơn Gout cấp và làm chậm sự quá trình tổn thương khớp.
Người mắc bệnh Gout đang theo chế độ ăn kiêng, nói chung vẫn cần đến thuốc điều trị để giảm đau và giảm nồng độ axit uric trong máu.
Chế độ ăn cho người bệnh Gout
Những nguyên tắc chung của chế độ ăn kiêng dành riêng cho người bệnh Gout:
- Giảm cân: thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ hình thành và phát triển bệnh Gout, ngược lại giảm cân làm giảm các nguy cơ này. Nghiên cứu cho thấy rằng, giảm số lượng calo và cân nặng – ngay cả khi không theo chế độ ăn hạn chế Purin – làm giảm nồng độ axit uric máu và giảm các cơn Gout cấp. Giảm cân cũng làm áp lực lên các khớp.
- Carbohydrate phức tạp: Ăn nhiều trái cây, rau xanh và các loại ngũ cốc cung cấp nguồn Carbs phức tạp cho cơ thể. Tránh các thực phẩm và đồ uống siro bắp có hàm lượng Fructose cao, hạn chế sử dụng các loại nước ép trái cây có hàm lượng đường cao.
- Nước: duy trì uống đủ nước cho cơ thể.
- Chất béo: cắt giảm các loại chất béo bão hoà từ thịt đỏ, chất béo từ gia cầm, các sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo cao.
- Protein: chủ yếu tập trung vào các loại thịt nạc và thịt gia cầm, các loại sữa ít béo là nguồn cung cấp protein.
Các khuyến nghị từ chuyên gia sức khỏe
- Tránh các thực phẩm như: gan, thận, lách là những thực phẩm có hàm lượng purin tăng góp phần làm tăng axit uric máu.
- Thịt đỏ: Hạn chế các thực phẩm từ thịt bò, thịt cừu, thịt heo.
- Hải sản: một số loại hải sản như cá cơm, động vật có vỏ, cá mòi, cá ngừ có hàm lượng purin cao hơn các loại hải sản khác. Nhưng về lợi ích tổng thể cho sức khoẻ thì cá có nhiều lợi ích hơn các nguy cơ đối với người bệnh Gout. Một khẩu phần cá vừa phải là một phần trong chế độ ăn kiêng dành cho người bệnh Gout.
- Các loại rau giàu Purine: Các nghiên cứu cho thấy rằng, các loại rau chứa nhiều Purin như măng tây và rau bina không làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout hoặc tái phát các cơn Gout cấp.
- Đồ uống có cồn: bia và các loại rượu chưng cất có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc Gout và tái phát. Uống rượu vang ở mức độ vừa phải không làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout. Tránh uống rượu, bia trong hoặc giữa các cơn Gout cấp.
- Hạn chế hoặc tránh các thực phẩm có hàm lượng đường cao như ngũ cốc có đường, bánh mì, kẹo…
- Vitamin C: vitamin C có thể giúp giảm nồng độ axit uric. Bạn nên tham khảo và hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C 500mg có phù hợp với chế độ ăn và các loại thuốc bạn đang sử dụng hay không.
- Cà phê: một số nghiên cứu cho thấy rằng, uống cà phê thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc Gout. Tuy nhiên, không nên lạm dụng và sử dụng quá nhiều nếu bạn đang có các bệnh lý nền khác kèm theo. Nên hỏi ý kiến bác sĩ về lượng cà phê phù hợp với tình trạng sức khoẻ của bạn.
- Quả Cherry: một số nghiên cứu cho thấy quả Cherry có liên quan đến việc giảm nguy cơ tái phát các cơn Gout cấp.
Tham khảo: wikipedia
#pasteurclinic
#gout
#dinhduong