Bệnh gút (bệnh gout) là 1 trong những bệnh lý mà hiện nay rất nhiều người mắc trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe..
Vậy bệnh gút là gì? các dấu hiệu – triệu chứng và những nguyên nhân gây bệnh như thế nào… Tất cả các câu hỏi thắc mắc liên quan sẽ được phòng khám Pasteur chia sẻ đầy đủ chi tiết qua bài viết dưới đây
1/ Bệnh gút là gì
Bệnh gút hay còn gọi là bệnh gout, là một loại viêm khớp đột ngột gây sưng đỏ và đau ở các khớp. Bệnh xảy ra khi axit uric tích tụ trong máu gây ra tình trạng viêm ở khớp.
Đặc trưng của bệnh gút là những cơn đau đột ngột giữa đêm gây sưng tấy ở khớp, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp ở chân khác (đầu gối, mắt cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay). Cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng thường rất hiếm.
Mặc dù bệnh có thể gây khó chịu và thậm chí làm bạn bị stress và mất ngủ trong thời gian dài do đây là bệnh mãn tính, gút vẫn có thể chữa trị được và bạn có thể phòng tránh bệnh tái phát dễ dàng.
2/ Dấu hiệu – triệu chứng
Dấu hiệu bệnh gút thường xảy ra đột ngột và vào ban đêm. Trong một số trường hợp, bệnh gout không có dấu hiệu ban đầu. Các biểu hiện của bệnh gút thường xuất hiện khi người bệnh đã từng mắc gout cấp tính hoặc mãn tính. Sau đây là các triệu chứng chính:
- Khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy và thường xảy ra vào sáng sớm
- Cảm thấy nóng và đau nghiêm trọng ở khớp khi đụng vào
- Khớp chuyển sang màu sưng đỏ
- Cảm thấy vùng xung quanh khớp ấm lên.
Các triệu chứng bệnh gút thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm. Hầu hết các biểu hiện của bệnh gút thường kéo dài vài giờ trong 1–2 ngày. Tuy nhiên, đối với trường hợp nặng, cơn đau có thể xảy ra trong vòng vài tuần.
Ngoài ra, một người bị gút từ 6–12 tháng với cường độ khác nhau mỗi ngày. Đây là một tình trạng khá nghiêm trọng, vì vậy bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
3/ Các giai đoạn bệnh gút
+ Giai đoạn 1. Ở giai đoạn này, mức axit uric trong máu đã tăng lên nhưng vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng bệnh gút. Bạn có thể không bao giờ cảm nhận được các dấu hiệu của bệnh. Thông thường, người bệnh chỉ nhận thấy triệu chứng đầu tiên của bệnh gout sau khi họ bị bệnh sỏi thận.
+ Giai đoạn 2. Ở giai đoạn này, nồng độ axit uric lúc này rất cao, dẫn đến hình thành các tinh thể xuất hiện ở ngón chân. Trong giai đoạn này, bạn sẽ cảm thấy đau khớp nhưng cơn đau sẽ không kéo dài. Một thời gian sau, bạn sẽ gặp các triệu chứng khác của bệnh gout với cường độ và tần suất ngày càng gia tăng.
+ Giai đoạn 3. Ở giai đoạn 3 này, các triệu chứng của bệnh sẽ không biến mất và các tinh thể axit uric sẽ tấn công nhiều khớp. Đây là giai đoạn sẽ xuất hiện các khối chất nổi dưới da. Tình trạng này sẽ làm bạn bị đau nghiêm trọng hơn và có thể phá hủy sụn.
Hầu hết người bị bệnh gút chỉ mắc 1 hoặc 2 giai đoạn, rất hiếm người có bệnh tiến triển đến giai đoạn 3 do các triệu chứng bệnh gout đã được điều trị đúng cách ở giai đoạn 2.
4/ Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân của bệnh Gout là do trục trặc về gen, hiện nay, khoa học đã xác định được 5 gen liên quan đến bệnh gout. Đối tượng thường gặp là ở nam giới nhiều hơn nữ giới, do các gen bị trục trặc thường có ở nam.
Ở bệnh Gout, do sự thay đổi khác thường của các phản ứng trong cơ thể dẫn đến việc acid uric được tạo ra nhiều hơn hoặc do sự lọc thải bằng đường tiểu không kịp gây ứ đọng. Khi acid uric trong máu tăng lên, chúng kết hợp và tạo nên những khối trong suốt được gọi là tinh thể urat và lắng đọng trong màng hoạt dịch khớp gây viêm, đau khớp.
Tuy nhiên, hội chứng acid uric tăng cao và bệnh Gout mặc dù có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng lại là hai vấn đề cần phân biệt. Acid uric là một chất thải được hình thành do sự phá hủy tự nhiên chất purin trong cơ thể. Những người có thói quen ăn nhiều chất đạm, hải sản hoặc các phủ tạng động vật hoặc uống nhiều bia, rượu sẽ không chỉ làm tăng hàm lượng purin mà còn là nguồn chuyển hóa dở dang tạo ra vô số các gốc tự do, di chuyển trong máu và sẵn sàng gắn vào bất kỳ gen nào có nguy cơ biến đổi.
Mặt khác, bệnh gout thường gặp ở người bệnh có tiền sử bệnh khác như: béo phì, tiền sử gia đình, bệnh thận, huyết áp cao, hội chứng chuyển hóa và sử dụng của một số thuốc. Ngoài ra, acid uric còn có thể lắng đọng tại các cơ quan khác như: thận, tổ chức dưới da gây nên sỏi thận và hình thành các hạt tophi.
Yếu tố nguy cơ gây bệnh
- Chế độ ăn quá nhiều đạm và hải sản
- Tuổi tác và giới tính. Bệnh xuất hiện nhiều hơn ở nam giới và người lớn tuổi
- Uống nhiều bia trong thời gian dài
- Béo phì
- Có người nhà từng bị gút. Nếu bạn có người thân trong gia đình mắc bệnh gout, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh này
- Mới bị chấn thương hoặc mới phẫu thuật
- Tăng cân quá mức
- Tăng huyết áp
- Chức năng thận bất thường
5/ Phòng ngừa
Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây:
+ Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn
+ Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn
+ Giảm cân nếu bạn đang béo phì
+ Tránh ăn nội tạng, nhất là gan, cá mòi và cá trống
+ Ngừng uống rượu
+ Giảm sử dụng các thức uống có cồn, đặc biệt là bia
+ Tập thể dục hằng ngày
+ Uống cà phê và bổ sung vitamin C (có thể có ích ở một số người)
+ Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều purine
+ Có chế độ ăn ít chất béo bão hòa và các sản phẩm chứa ít chất béo
+ Thay thế dùng đường tinh luyện bằng đường tự nhiên trong rau củ và ngũ cốc
+ Tránh ăn hải sản và thịt đỏ
+ Uống nhiều nước.
Tham khảo: wikipedia
….
Ngoài ra nếu còn thắc mắc và cần được tư vấn cụ thể hơn các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 02363811868 của phòng khám Pasteur Đà Nẵng để được các bác sĩ chuyên sâu thăm khám và đưa ra những lời khuyên bổ ích với sức khỏe của mình
Xem thêm
- Tại sao cần lưu ý những cơn đau lưng
- Tìm hiểu bệnh đau thắt lưng thấp
- Các dấu hiệu triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp