Chảy nước dãi và thổi bong bóng là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này thường gặp hơn ở trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi.
Tuyến nước bọt có vai trò quan trọng như thế nào?
- Làm mềm thức ăn
- Giữ miệng trẻ luôn ẩm
- Hỗ trợ động tác nuốt dễ dàng hơn
- Bảo vệ răng của trẻ: hạn chế sự phát triển của vi khuẩn cũng như giúp răng chắc khỏe hơn
- Nước bọt cũng chứa amylase giúp thủy phân tinh bột thành đường. Nước bọt cũng góp phần giúp trung hòa môi trường acid tại dạ dày cũng như hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Lượng nước bọt trẻ nhiều hơn trong một số trường hợp sau:
- Một trong những dấu hiệu mọc răng
- Trẻ tập trung nhìn vào một vật quá lâu nên không thực hiện nuốt lượng nước bọt tiết ra
- Trẻ thường có hành động há mở miệng
- Trẻ có tình trạng nhiễm trùng vùng miệng
- Trẻ có vấn đề sức khỏe tâm thần
Dưới đây là một số lời khuyên khi trẻ có tình trạng chảy nước dãi:
- Chăm sóc vùng da quanh miệng của trẻ. Chảy nước dãi có thể gây viêm vùng da quanh miệng, trẻ khó chịu và quấy khóc. Bạn nên dùng khăn sạch, mềm lau nhẹ sau mỗi lần trẻ bị chảy nước dãi
- Có thể mang yếm cho trẻ để tránh để nước dãi chảy xuống cổ và áo. Vải bông có thể được lựa chọn để tăng tính thấm hút
- Vệ sinh không gian sống của trẻ. Khử trùng định kỳ các đồ dùng, tránh thói quen trẻ mút tay…
Nếu trẻ đột ngột chảy nước dãi, không nói được và khó thở, có thể trẻ đang bị nghẹn thức ăn hoặc dị vật. Hãy làm theo các quy trình sơ cứu liên quan đến nghẹt thở trong khi chờ sự hỗ trợ y tế khẩn cấp.
Một số lời khuyên khi trẻ có tình trạng chảy nước dãi:
- Chăm sóc vùng da quanh miệng của trẻ. Chảy nước dãi có thể gây viêm vùng da quanh miệng, trẻ khó chịu và quấy khóc. Bạn nên dùng khăn sạch, mềm lau nhẹ sau mỗi lần trẻ bị chảy nước dãi
- Có thể mang yếm cho trẻ để tránh để nước dãi chảy xuống cổ và áo. Vải bông có thể được lựa chọn để tăng tính thấm hút
- Vệ sinh không gian sống của trẻ. Khử trùng định kỳ các đồ dùng, tránh thói quen trẻ mút tay…
Nếu trẻ đột ngột chảy nước dãi, không nói được và khó thở, có thể trẻ đang bị nghẹn thức ăn hoặc dị vật. Hãy làm theo các quy trình sơ cứu liên quan đến nghẹt thở trong khi chờ sự hỗ trợ y tế khẩn cấp.
Ngoài ra, khi trẻ chảy nhiều nước dãi mà không liên quan đến các trường hợp bệnh lý, cha mẹ cần thực hiện một số nguyên tắc sau:
- Thường xuyên chăm sóc vùng da quanh miệng của trẻ: Vùng da xung quanh miệng của trẻ như gò má, cằm hoặc cổ có thể bị viêm nhiễm giống như dị ứng khi trẻ sơ sinh có hiện tượng chảy nước dãi nhiều. Để tránh cho trẻ gặp khó chịu, cha mẹ nên sử dụng khăn sạch và mềm lau thật nhẹ nhàng mỗi khi trẻ bị chảy nước dãi. Bên cạnh đó, làn da của trẻ ở thời điểm này khá mỏng và nhạy cảm nên rất dễ bị tổn thương, vì vậy ngoài việc vệ sinh sạch sẽ miệng cho trẻ, cha mẹ nên thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ.
- Cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng áo yếm để tránh tình trạng dãi của trẻ chảy nhiều xuống cả cổ và áo. Tuy nhiên, nên lựa chọn những loại yếm được làm từ vải bông để tăng tính thấm hút. Đồng thời, thường xuyên thay mới và giặt yếm để giữ an toàn cho làn da của trẻ.
- Ngoài việc giữ cơ thể của trẻ được sạch sẽ thì cha mẹ cũng chú ý thường xuyên làm vệ sinh môi trường sống để loại bỏ những nguy cơ nhiễm khuẩn từ môi trường có thể tác động đến trẻ. Định kỳ khử trùng các vận dụng trong nhà, không cho trẻ mút tay hoặc ngậm các đồ vật khi ngủ, đặt trẻ ngủ ở tư thế nằm ngửa…
Trẻ chảy nước miếng là hiện tượng bình thường và nếu trẻ vẫn sinh hoạt bình thường thì cha mẹ không nên quá lo lắng, tình trạng này có thể biến mất khi trẻ lớn dần lên. Tuy nhiên, nếu trẻ chảy nước miếng vẫn xảy ra khi lớn lên, không có dấu hiệu thuyên giảm thì cha mẹ có thể đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa để tìm hiểu rõ nguyên nhân.
Tham khảo: Wikipedia
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về sức khỏe hoặc tình trạng chảy nước dãi ở trẻ, vui lòng liên hệ 𝟎𝟐𝟑𝟔 𝟗𝟗𝟗𝟗 𝟖𝟔𝟖 để được hỗ trợ nhanh nhất