Tổng quan
Kinh nguyệt của phụ nữ bị chảy máu nhiều hoặc kéo dài hơn vài ngày. Tình trạng này từng được gọi là rong kinh. Cường kinh là một mối quan tâm phổ biến. Tuy nhiên hầu hết phụ nữ không mất máu đủ nhiều để gọi là cường kinh.
Một số phụ nữ chảy máu kinh nguyệt vào giữa các chu kỳ kinh, hoặc sớm hơn hoặc muộn hơn trong vòng kinh dự kiến của họ. Loại chảy máu này còn được gọi là chảy máu tử cung bất thường, hoặc kinh nguyệt không đều.
Với kinh nguyệt ra nhiều, lượng máu chảy ra và chứng đau bụng kinh khiến bạn khó khăn hơn trong việc thực hiện các hoạt động thông thường. Nếu bạn khiếp sợ kỳ kinh của mình vì bị chảy máu kinh nguyệt nặng, hãy nói chuyện với bác sĩ. Sẽ có nhiều phương pháp điều trị có thể giúp được.
Triệu chứng
Triệu chứng của cường kinh có thể bao gồm:
- Ra huyết thấm ướt hết 1 hoặc nhiều băng vệ sinh trong vòng 1 giờ hoặc trong nhiều giờ liên tiếp.
- Cần băng vệ sinh “kép” để kiểm soát lượng kinh nguyệt.
- Cần thay băng vệ sinh trong đêm.
- Chảy máu kéo dài hơn một tuần.
- Ra huyết có cục máu đông lớn hơn ¼ kích thước băng vệ sinh.
- Hạn chế các hoạt động thường ngày vì kinh nguyệt ra nhiều.
- Cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức hoặc thở nông do mất máu.
Rối loạn kinh nguyệt khi nào cần gặp bác sĩ?
Tìm sự trợ giúp y tế trước kỳ kinh dự kiến tiếp theo nếu bạn có:
Chảy máu âm đạo nhiều đến mức thấm ít nhất 1 miếng băng vệ sinh trong vòng 1 giờ trong 2 giờ liên tiếp.
Chảy máu giữa chu kỳ kinh hoặc chảy máu âm đạo bất thường.
Chảy máu âm đạo sau mãn kinh.
Trong một số trường hợp, nguyên nhân chảy máu kinh nguyệt nặng vẫn chưa được biết. Nhưng một số tình trạng có thể gây chảy máu kinh nguyệt nặng. Bao gồm:
Mất cân bằng nội tiết tố: Trong một chu kỳ kinh nguyệt điển hình, có sự cân bằng giữa các hormon Estrogen và Progesterone. Điều này kiểm soát sự phát triển của niêm mạc tử cung. Lớp niêm mạc tử cung còn được biết đến là nội mạc tử cung. Lớp niêm mạc này bong ra trong thời kỳ kinh nguyệt. Khi nội tiết tố bị mất cân bằng, lớp niêm mạc này trở nên quá dày và bong ra qua chảy máu kinh nguyệt nhiều hoặc chảy máu bất ngờ giữa các chu kỳ kinh.Một số tình trạng có thể gây mất cân bằng nội tiết tố. Bao gồm béo phì, kháng insulin, các vấn đề về tuyến giáp và hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
Vấn đề với buồng trứng: Đôi khi buồng trứng không rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt. Còn gọi là chu kỳ không rụng trứng. Khi điều này xảy ra, cơ thể không tạo ra hormon progesterone như thường trong chu kỳ kinh nguyệt. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết tố và có thể dẫn đến chảy máu kinh nặng hoặc chảy máu bất thường giữa các kỳ kinh.
U xơ tử cung: Những khối u này phát triển trong độ tuổi sinh đẻ. Chúng lành tính, nghĩa là không phải ung thư. U xơ tử cung có thể gây chảy máu kinh nhiều hơn bình thường hoặc chảy máu kéo dài.
Polyp: Những sự tăng trưởng nhỏ này trên niêm mạc tử cung có thể gây chảy máu kinh nguyệt nhiều hoặc kéo dài. Chúng có thể gây chảy máu giữa các chu kỳ. Các polyp cũng có thể gây ra vệt hoặc chảy máu sau khi mãn kinh. Những sự tăng trưởng này không phải ung thư.
Bệnh cơ tuyến tử cung: Trong tình trạng này, các tuyến từ niêm mạc tử cung phát triển trên thành cơ tử cung. Điều này có thể gây chảy máu nhiều và đau bụng kinh.
Dụng cụ tử cung, còn được gọi là vòng tránh thai (IUD): Cường kinh là một tác dụng phụ phổ biến của việc sử dụng vòng tránh thai không chứa hormon. Hãy nói chuyện với bác sĩ về những biện pháp tránh thai khác. Vòng tránh thai chứa progestin có thể làm giảm chảy máu kinh nguyệt nặng.
Biến chứng khi mang thai: Một kinh nguyệt ra nhiều, trễ kinh có thể do sẩy thai. Một nguyên nhân khác gây chảy máu nhiều khi mang thai gồm vị trí bất thường của nhau thai, nơi cung cấp dinh dưỡng cho em bé và loại bỏ chất thải. Nhau thai có thể bám quá thấp hoặc che vùng lỗ tử cung, còn được gọi là cổ tử cung.Tình trạng này còn được biết là nhau tiền đạo.
Ung thư: Ung thư tử cung hoặc cổ tử cung có thể gây ra chảy máu tử cung bất thường, chảy máu kinh nguyệt bất ngờ hoặc nặng (nhiều). Những bệnh ung thư này có thể xảy ra trước hoặc sau kỳ mãn kinh. Phụ nữ đã có tiền sử Pap test bất thường có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn.
Rối loạn chảy máu di truyền: Một số rối loạn chảy máu có tính gia đình có thể gây cường kinh. Chúng bao gồm bệnh Von Willerbrand, một tình trạng máu không đông một cách bình thường.
Thuốc: Một số loại thuốc có thể gây cường kinh hoặc chảy máu kéo dài. Chúng bao gồm các loại thuốc nội tiết tố như thuốc tránh thai có chứa estrogen và progestin. Những loại thuốc này thường giúp giảm chảy máu kinh nguyệt nhưng đôi khi gây chảy máu bất ngờ giữa các kỳ kinh. Thuốc chống đông cũng có thể gây chảy máu kinh nguyệt nặng. Bao gồm Wafarin (Jantoven), Enoxanparin (Lovenox), Apixaban (Eliquis) và Rivaroxaban (Xarelto).
Những bệnh lý khác: Một số tình trạng bệnh lý có thể gây chảy máu kinh nguyệt nặng. Bao gồm bệnh gan, bệnh thận và bệnh tuyến giáp.
Các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ tùy theo độ tuổi và bệnh lý nền. Thông thường, sự rụng trứng báo hiệu cơ thể sản xuất progesterone. Progesterone là hormon chịu trách nhiệm chính trong điều hòa kinh nguyệt đều đặn. Nếu không có trứng rụng, cơ thể không sản xuất đủ progesterone. Điều này có thể gây ra cường kinh hoặc chảy máu bất thường giữa các chu kỳ.
Ở thanh thiếu niên, một kinh nguyệt không đều hoặc cường kinh thường xảy ra khi có trứng không rụng trong chu kỳ hàng tháng. Thanh thiếu niên đa số có những chu kỳ không rụng trứng trong năm đầu sau khi có kinh lần đầu tiên.
Ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản lớn tuổi, cường kinh thường gây ra bởi các vấn đề về tử cung. Bao gồm u xơ, polyp và bệnh cơ tuyến. Nhưng những vấn đề khác cũng có thể gây ra cường kinh. Ví dụ bao gồm ung thư tử cung, rối loạn chảy máu, tác dụng phụ của thuốc, và bệnh lý gan hoặc thận.
Hậu quả
Chảy máu kinh nguyệt quá nhiều hoặc kéo dài quá lâu có thể gây ra những bệnh lý khác. Bao gồm:
· Thiếu máu: Cường kinh có thể gây thiếu máu do mất máu. Thiếu máu là một tình trạng mà cơ thể không có đủ hồng cầu để mang oxy đến các mô. Số lượng hồng cầu có thể định lượng bằng huyết sắc tố (hemoglobin). Hemoglobin là một protein trong tế bào hồng cầu mang oxy đến các mô khắp cơ thể.Thiếu máu thiếu sắt xảy ra khi cơ thể cố gắng bù đắp lượng hồng cầu bị mất. Cơ thể sử dụng lượng sắt dự trữ để tạo nhiều hemoglobin hơn để có thể vận chuyển đủ oxy đến các mô. Cường kinh có thể làm lượng sắt quá thấp. Điều này có thể gây ra thiếu máu do thiếu sắt.
Triệu chứng bao gồm đau đầu và mệt mỏi. Mặc dù chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, vấn đề này sẽ trở nên trầm trọng hơn khi kinh nguyệt kéo dài.
· Đau dữ dội: Cùng với tình trạng chảy máu kinh nguyệt nặng, bạn có thể bị đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt. Điều này còn được gọi là đau bụng kinh. Hãy nói với bác sĩ nếu tình trạng đau bụng kinh ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của bạn như thế nào.
Tham khảo: Wikipedia
Khi có các dấu hiệu bất thường về phụ khoa, hãy tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra. Tại Pasteur, đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, tận tình chu đáo cùng với trang bị hiện đại, hệ thống máy 4D/3D Voluson E6 giúp hỗ trợ bác sĩ phát hiện sớm những bất thường của người bệnh.