1.Canxi hóa bánh rau là gì?
Bánh rau bị canxi hóa là một dấu hiệu để đánh giá mức độ trưởng thành của thai gần đủ tháng, thường khi thai được 38 tuần. Một số trường hợp bánh rau bị canxi hóa hay vôi hóa do nguyên nhân tích tụ canxi ở bánh rau. Việc bà mẹ bổ sung canxi quá nhiều so với nhu cầu cần thiết sẽ tăng nguy cơ vôi hóa bánh rau. Canxi hóa bánh rau thường gặp trong ba tháng cuối của thai kỳ.
Quá trình canxi hóa nhanh hay chậm khác nhau ở mỗi người. Dựa vào tuổi thai mà mức độ vôi hóa của bánh rau sẽ khác nhau, độ trưởng thành cao nhất của bánh rau ở độ 3.
2. Canxi hóa bánh rau ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Đa số các trường hợp vôi hóa bánh rau không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, canxi hóa bánh rau có thể dẫn đến một số tình trạng như:
- Xơ hóa nhau và tắc nghẽn mạch máu trong bánh rau
- Suy dinh dưỡng bào thai do dinh dưỡng từ mẹ sang con kém
- Suy thai do thiếu oxy
- Khi thiếu dinh dưỡng và thiếu oxy trầm trọng có thể dẫn đến tình trạng thai lưu
- Trẻ sơ sinh thừa canxi có thể có các biểu hiện như: thóp kín sớm, xương hàm rộng và nhô ra hơn, động mạch chủ thu hẹp
3. Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng canxi hóa bánh rau?
Dưới đây là một số cách phòng ngừa tình trạng canxi hóa bánh rau mà mẹ bầu cần lưu ý:
- Có chế độ dinh dưỡng khoa học phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của thai kỳ: khoảng 50 mg canxi/ngày trong tam cá nguyệt thứ nhất. Nhu cầu canxi tăng cao hơn ở tam cá nguyệt thứ hai: khoảng 1200 mg canxi/ngày. Đến tam cá nguyệt thứ ba: khoảng 150 – 450 mg canxi/ngày. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ Sản phụ khoa cùng chuyên gia dinh dưỡng khi lên thực đơn cho từng giai đoạn phát triển của thai kỳ cũng như ở giai đoạn sau sinh
- Khám thai định kỳ để bác sĩ Sản phụ khoa theo dõi và đánh giá sự phát triển của thai nhi, đặc biệt theo dõi sự phát triển của thai nhi trong ba tháng cuối thai kỳ để phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ và tiên lượng quá trình chuyển dạ
4. Các chú ý ở 3 tháng cuối thai kỳ
Canxi hóa bánh nhau thường xảy ra ở 3 tháng cuối thai kỳ, do đó, ngoài việc chú ý đến hiện tượng này thì sức khỏe của cả mẹ và thai nhi trong giai đoạn này cũng cần được theo dõi, kiểm tra chặt chẽ. Thai phụ cần:
- Nắm rõ dấu hiệu chuyển dạ thực sự để đến bệnh viện kịp thời, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
- Phân biệt rỉ ối và chảy dịch âm đạo để xử lý kịp thời, tránh gây sinh non, suy thai, thai chết lưu.
- Đặc biệt cẩn trọng khi xuất hiện chảy máu trong 3 tháng cuối thai kỳ cần được cấp cứu khẩn cấp để đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và bé.
- Theo dõi lượng nước ối thường xuyên, liên tục.
- Theo dõi cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối để đánh giá sự phát triển của bé và tiên lượng các nguy cơ có thể xảy ra khi sinh.
- Nhóm theo dõi đặc biệt như nhau tiền đạo, thai nhi chậm phát triển cần được bác sĩ theo dõi sát sao và có chỉ định phù hợp.
- Phân biệt cơn gò sinh lý, gò chuyển dạ và thai máy để đến bệnh viện kịp thời.
Tham khảo: Wikipedia
>>> Các cặp vợ chồng có thể đăng ký thăm khám, kiểm tra tình trạng thai nhi tại Đơn vị Sản phụ khoa Hiếm muộn Pasteur qua Tổng đài 0236 9999 868