Bệnh tiêu chảy là gì? Các nguyên nhân phổ biến gây nên tiêu chảy ở người lớn và trẻ em hiện nay..Khi nào thì bạn cần lo lắng về bệnh tiêu chảy… Tất cả các câu hỏi cũng như thắc mắc sẽ được BS Trần Quốc Khánh tại phòng khám Pasteur giải thích và trao đổi qua bài viết sau đây
Khi nào cần lo lắng về bệnh tiêu chảy?
Đây không phải là chủ đề nên thảo luận trong bữa ăn tối, nhưng hầu hết chúng ta đều từng gặp phải. Tiêu chảy đi kèm với nôn mửa và đau quặn bụng thường là dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm hoặc cơn đau bụng nhẹ. Nhưng cần chú ý nếu tình trạng này vẫn tiếp tục. Tiêu chảy do đau bụng rất phổ biến, nhưng nếu kéo dài hơn 1 tuần thì nên đến gặp bác sĩ. Tương tự, hãy luôn đi gặp bác sĩ nếu gần đây bạn đi du lịch nước ngoài (bên ngoài Châu Âu, Hoa Kỳ hoặc Úc), bị tiêu chảy hoặc nôn mửa, hoặc có vấn đề về sức khỏe trong thời gian dài.
“Mạn tính” và “Tiêu chảy” trong Y học được hiểu thế nào
Những bệnh nhân của tôi thường sử dụng từ “mạn tính – chronic” khi họ muốn nói về sự “khủng khiếp – dreadful” (tôi đã thức suốt đêm vì đau dạ dày mạn tính) nhưng theo thuật ngữ y học “chronic” nói về tính lâu dài.
Một số bác sĩ nói rằng “mãn tính” trong tiêu chảy có nghĩa là tiêu chảy kéo dài trên 2 tuần, một số bác sĩ lại nói là trên 4 tuần. Một nghiên cứu cho thấy trong năm bất kỳ cứ 20 người thì có 1 người bị tiêu chảy kéo dài ít nhất 4 tuần. Câu hỏi tiếp theo, vậy “tiêu chảy” được hiểu thế nào? Định nghĩa thông thường là khi bạn đi tiêu nhiều hơn 3 lần trong 1 ngày, phân lỏng hoặc tóe nước – với một số bệnh lý có thể đi đến 10 lần 1 ngày.
Một số nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (Irritable bowel syndrome – IBS), thường gây tiêu chảy, táo bón hoặc xen lẫn cả hai, kèm với đau bụng (thường giảm khi đi tiêu hoặc xì hơi) và đầy hơi. Tuy nhiên bệnh ít xuất hiện trên 40 tuổi, hãy khoan nghĩ đến nguyên nhân này đầu tiên.
Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống (bao gồm tập thể dục thường xuyên và kiểm soát stress) cùng với sử dụng thuốc sẽ giúp đẩy lùi bệnh. Các bác sĩ thường khuyên nên ăn nhiều chất xơ, nhưng giờ đây người ta nhận ra rằng điều này có thể khiến tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.
Bệnh Coeliac
Là bệnh tự miễn – có nghĩa là hệ miễn dịch của chính bạn tấn công một phần cơ thể, trong bệnh này là tấn công ruột non. Bệnh ảnh hưởng đến 1 trong số 100 người, xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là độ tuổi 50 hoặc 60 tuổi. Do cơ thể của bạn phản ứng với gluten, đây là thành phần có trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen.
Các triệu chứng gồm tiêu chảy, chướng bụng và xì hơi. Bệnh Celiac ngăn cản hấp thu vitamin và chất dinh dưỡng, từ đó dẫn đến thiếu máu và mệt mỏi. Đôi khi có cả loét miệng và sụt cân. Bệnh thường được chẩn đoán nhờ xét nghiệm máu, có thể phải sinh thiết ruột non. Điều trị bao gồm tránh ăn tất cả thực phẩm có chứa gluten suốt đời, thay thế bằng những thực phẩm khác.
Ngày nay nhiều người tránh ăn gluten vì họ bị chứng “không dung nạp gluten” hoặc bị chướng bụng, xì hơi sau ăn gluten. Nếu bạn có những triệu chứng nặng, cần phải kiểm tra bởi bác sĩ gia đình. Nếu không mắc bệnh Celiac, bạn có thể giảm ăn gluten chỉ để tránh bị các triệu chứng trên, nó không gây tổn thương gì nếu bạn ăn một lượng ít. Mặt khác, nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh Celiac, bạn cần kiêng gluten hoàn toàn trong suốt cuộc đời.
Bệnh Viêm ruột
Bao gồm viêm loét đại tràng (gây tổn thương ruột già) và bệnh Crohn (gây tổn thương ruột già lẫn ruột non). Hai bệnh đều khởi phát phổ biến nhất ở tuổi thanh thiếu niên, cũng khởi phát ở độ tuổi 50-70. Bệnh biểu hiện với tiêu chảy mạn tính, có thể kèm xuất huyết ở ống hậu môn, đau quặn bụng, mót đi tiêu, bệnh nhân sốt, giảm cân và mệt mỏi. Nếu nghi ngờ một trong hai phân nhóm bệnh này, cần xét nghiệm máu và tìm calprotectin trong mẫu phân – nếu dương tính bạn cần gặp các bác sĩ chuyên khoa của bệnh viện.
Tuyến giáp tăng hoạt sẽ khiến cơ thể bạn hoạt động “nhanh hơn”. Các triệu chứng bao gồm tiêu chảy, sụt cân, cảm thấy nóng và run rẩy.
Sử dụng các thuốc
Có rất nhiều loại thuốc gây nên tiêu chảy. Các loại phổ biến gồm metformin (điều trị đái tháo đường týp 2), kháng sinh, thuốc nhuận tràng, thuốc trị khó tiêu, thuốc giảm đau chống viêm và hóa trị liệu. Nếu gần đây bạn có sử dụng thuốc, hãy trao đổi với dược sĩ để xem liệu đó có phải là nguyên nhân gây tiêu chảy. Tuy nhiên đừng tự ý ngưng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của nhân viên y tế – các tác dụng phụ như tiêu chảy thường hết vòng vài tuần hoặc bác sĩ có thể tư vấn để chọn phương pháp điều trị thay thế.
Đừng hoảng sợ, nhưng hãy cẩn thận
Điều quan trọng cần nhớ là trong hầu hết các trường hợp, tiêu chảy không có nghĩa là ung thư ruột (ung thư đại tràng). Tuy nhiên nếu bạn trên 50 tuổi và bị chảy máu đường tiêu hóa dưới, hoặc sụt cân, chán ăn thì đó là điều cần lưu ý.
Nếu gia đình bạn có người bị ung thư đại tràng, bạn thuộc vào nhóm nguy cơ cao. Và một số người sẽ có chỉ định nội soi thường xuyên để kiểm tra xem có những tổn thương nào có thể dẫn tới ung thư nếu không điều trị sớm.
Hãy kiểm tra với bác sĩ của bạn. Nếu bạn bị chảy máu đường tiêu hóa dưới, nhất thiết phải gặp bác sĩ. Tình trạng này có thể do bệnh trĩ và các nguyên nhân lành tính khác, nhưng an toàn tốt hơn là phải nói lời xin lỗi.
THS BS Trần Quốc Khánh
Phòng khám đa khoa Pasteur