Cảm lạnh là chứng bệnh rất thường gặp, hầu hết mọi người đều có thể bị 2-3 đợt cảm lạnh mỗi năm. Bệnh cảm lạnh thông thường là bệnh lý cấp tính, tự giới hạn của đường hô hấp trên, đặc trưng bởi sự thay đổi các triệu chứng hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau họng, sốt nhẹ, ho, đau đầu, và khó chịu.
Là bệnh gây ra bởi virus nên không có thuốc đặc trị, chủ yếu chỉ điều trị các triệu chứng, nâng cao thể lực, sức đề kháng và chờ bệnh tự khỏi. Bệnh thường không có biến chứng, tuy nhiên cảm lạnh nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến biến chứng như viêm xoang, bệnh lý ở đường hô hấp dưới, viêm tai giữa cấp.. thuốc đặc trị, chủ yếu chỉ điều trị các triệu chứng, nâng cao thể lực, sức đề kháng và chờ bệnh tự khỏi. Bệnh thường không có bi
Hiện nay rất nhiều người bệnh phải uống hàng loạt các loại thuốc điều trị chứng bệnh cảm lạnh thông thường này gồm kháng sinh, kháng viêm, chống dị ứng, giảm ho… được kê từ bác sĩ hoặc mua từ quầy thuốc, dẫn đến thực trạng sử dụng thuốc vô tội vạ, lợi thì ít mà tác hại thì vô cùng nhiều. Do đó tuy đây là bệnh lý lành tính, dễ điều trị nhưng đừng vì vậy mà dẫn đến sai lầm trong việc sử dụng thuốc, ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, con cái. Vậy điều trị bệnh cảm lạnh như thế nào và việc sử dụng nhiều loại thuốc như vậy liệu có hợp lý hay không? Cùng tìm hiểu nhé!
TRIỆU CHỨNG BỆNH CẢM LẠNH
Cảm lạnh là một bệnh thuộc đường hô hấp do virus thuộc chủng Rhinovirus hoặc Entervirus gây ra. Chúng xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi, miệng hoặc qua các giọt bắn trong không khí khi người bệnh hắt hơi hoặc ho. Bệnh gây khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông, khi thời tiết thay đổi đột ngột.
**Riêng đối với **trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các triệu chứng của cảm lạnh thường rầm rộ nhất vào ngày thứ 2-3 của bệnh, sau đó cải thiện dần sau 10-14 ngày. Cơn ho có thể kéo dài ở một số ít trẻ em nhưng sẽ khỏi dần trong vòng 3 đến 4 tuần. Đối với trẻ lớn và trẻ vị thành niên, người lớn các triệu chứng thường được giải quyết trong 5-7 ngày (kéo dài hơn ở những người mắc bệnh phổi tiềm ẩn hoặc hút thuốc lá).
Chỉ định đánh giá lại được khuyến nghị khi các triệu chứng xấu hơn (khó thở, khó nuốt, sốt cao); hoặc bệnh kéo dài. Các triệu chứng tệ hơn hoặc dai dẳng (ho dai dẳng) có thể cho thấy sự phát triển của các biến chứng hoặc cần xem xét chẩn đoán khác ngoài cảm lạnh thông thường (ví dụ: viêm xoang cấp do vi khuẩn, viêm phổi, ho gà).
BỆNH CẢM LẠNH ĐIỀU TRỊ THẾ NÀO?
Triệu chứng nhẹ: không cần phải điều trị triệu chứng. Bệnh nhân chỉ nên tái khám nếu các triệu chứng tệ hơn hoặc thời gian hồi phục kéo dài hơn so với thời gian dự kiến.
***Triệu chứng từ trung bình đến nặng: ***Điều trị triệu chứng vẫn là phương pháp điều trị chính.
Cảm lạnh thông thường thường do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng các thuốc không được kê đơn, được gọi tắt là OTC (over the counter) có thể làm dịu các triệu chứng và giảm tác động của cảm lạnh đến các hoạt động hằng ngày của người mắc. Hiện nay có nhiều loại thuốc không kê đơn (OTC) có thể giúp bạn dễ chịu hơn khi mắc cảm lạnh. Tuy nhiên, đâu là cách sử dụng an toàn?
2.1. Các phương pháp điều trị có hiệu quả:
Các thuốc không kê đơn điều trị nghẹt mũi và hắt hơi, có thể giúp bạn thở dễ dàng hơn. Trong đó thuốc kháng histamin, các nghiên cứu cho thấy không cải thiện nhiều triệu chứng cảm lạnh nhưng chúng có thể hoạt động tốt hơn khi kết hợp với thuốc thông mũi, việc kết hợp này có nhiều lợi ích hơn là dùng đơn lẻ. 1 số loại kháng histamin có thể gây buồn ngủ hơn những loại khác, do vậy lưu ý tác dụng phụ khi dùng thuốc.
Thuốc thông mũi làm co các mạch máu bị sưng trong mũi để giảm nghẹt mũi. Thuốc thông mũi có tác dụng phụ ngược lại với thuốc histamin. Thuốc có thể gây bồn chồn, tác dụng phụ như: chảy máu cam, lo lắng, mất ngủ, kiểm soát tăng huyết áp kém ở bệnh nhân có tăng huyết áp. Tránh dùng thuốc trong vòng vài giờ trước khi đi ngủ vì thuốc có thể gây khó ngủ. Nếu bị tăng huyết áp nên trao đổi với bác sĩ xem liệu có thể sử dụng thuốc thông mũi không. Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo tránh các thành phần hoạt tính sau nếu bạn đang sống chung với tăng huyết áp đó là oxymetazoline, thay vào đó hãy dùng thuốc long đờm và lưu ý đến các loại thuốc OTC được sản xuất an toàn cho những người bị huyết áp cao. Ngoài ra không sử dụng thuốc thông mũi trong hơn 3 ngày liên tiếp vì viêm mũi có thể tái lại sau 72h sử dụng
– Điều trị ho: không cần điều trị ho, các cơn ho có thể tự biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên nếu ho gây khó chịu có thể dùng một số thuốc có thành phần ngăn chặn phản xạ ho, những loại khác chứa tác nhân làm loãng chất nhầy. Nhũng cơn ho làm đau họng, hãy tìm thuốc có chứa dextromerthorphan, thuốc có thể làm giảm các triệu chứng ho, do đó làm giảm đau họng nhưng nó không điều trị được nguyên nhân gây ho của bạn. Thuốc ho thường không gây ra tác dụng phụ ở người lớn khỏe mạnh nhưng có thể khiến một số người cảm thấy chóng mặt hoặc buồn ngủ. Tuyệt đối không dùng thuốc kéo dài mà không có sự đồng ý của bác sĩ. Các thuốc trị cảm lạnh giảm ho không kê đơn có thể kể đến như dextromethophan, thuốc actaminophen, paracetamol làm giảm đau hạ sốt có trong nhiều sản phẩm trị ho và cảm lạnh.
Các dữ liệu khuyến cáo acetaminophen và NSAIDs gần như tác dụng tương đương là giảm một số triệu chứng như: đau đầu, đau tai, đau nhức mỏi cơ khớp, khó chịu, hắt hơi; liên quan đến bệnh cảm lạnh và các đợt điều trị ngắn với liều tiêu chuẩn an toàn và dung nạp tốt. Tuy nhiên 1 vài thử nghiệm cho thấy NSAIDs không cải thiện với ho, và chảy nước mũi, và không làm giảm đáng kể tất cả các triệu chứng và thời gian cảm lạnh
Thuốc cảm tốt nhất cho đau đầu do viêm xoang khi các triệu chứng tắc nghẽn xảy ra trong xoang, bạn có thể cảm thấy áp lực sọ não và nghẹt thở đường mũi, đau đầu do viêm xoang thường là triệu chứng chính, ibuprofen hoặc naproxen có thể giúp giảm đau.
Thuốc cảm ban đêm tốt nhất cho giấc ngủ. Thuốc kháng histamin có thể giảm ho và cũng khiến bạn cảm thấy buồn ngủ, giúp bạn dễ ngủ hơn khi bị cảm lạnh.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc không kê đơn: Hiện nay việc mua thuốc không kê đơn điều trị cảm lạnh khá dễ dàng. Mặc dù là thuốc không kê đơn nhưng khi sử dụng vẫn cần phải lưu ý các điều sau:
Tránh dùng 2 loại thuốc điều trị cảm vì có thể gây tương tác thuốc. Một số bệnh có thể tương tác với thuốc điều trị cảm lạnh như thuốc thông mũi vì vậy nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe như bệnh tăng nhãn áp, bệnh tim tăng huyết áp hoặc nhịp tim không đều hoặc các thuốc đang sử dụng để tránh các tương tác có thể xảy ra. Khi mua thuốc cảm lạnh không kê đơn cần đọc kỹ nhãn thuốc, kiểm tra xem trong thành phần có chứa hoạt chất đã có trong các loại thuốc khác mà bạn đang dùng hay chưa để tránh dùng nhiều sản phẩm có chứa cùng hóa chất gây quá liều. Điều này rất hay gặp với các sản phẩm chứa Paracetamol, tuyệt đối không được uống nhiều hơn liều khuyến nghị, đọc kỹ cảnh báo về các tác dụng phụ có thể xảy ra. Thông thường các triệu chứng cảm lạnh sẽ biến mất sau vài ngày.
Tuy nhiên nếu tình trạng khó thở, thở khò khè, ho, nghẹt mũi kéo dài hơn 2 tuần hoặc tái phát, đau họng kéo dài hơn 5 ngày; sốt cao hơn 38,5 độ C, đau ở mặt hoặc xoang nên trao đổi với bác sĩ hoặc đến khám tại cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
– Cung cấp đủ nước cho cơ thể: uống đủ nước bao gồm nước lọc, trà thảo mộc và các loại nước khác có thể giúp làm loãng dịch đường hô hấp chống tắc nghẽn và nói chung giúp làm dịu các triệu chứng của bạn.
– Bổ sung Kẽm: mặc dù cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu hơn về liều lượng thích hợp, bổ sung Kẽm đã được chứng minh là giúp ích cho hệ thống miễn dịch và có thể rút ngắn thời gian bị cảm lạnh. Liều >75mg/ ngày hiệu quả giảm thời gian bệnh, nhưng liều thấp hơn thì không.
– Mật ong: mật ong có thể làm dịu cổ họng và có thể giúp giảm ho, giúp cải thiện các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên, ho ở trẻ em và cũng người lớn, giảm tần suất và mức độ nặng của ho
– Tỏi: tỏi có đặc tính khử trùng và kháng khuẩn, có thể hỗ trợ chức năng miễn dịch của cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Các biện pháp tự nhiên trị cảm lạnh ngoài thuốc không kê đơn để giảm bớt các triệu chứng, có một số biện pháp điều trị tại nhà cũng có thể hữu ích: nghỉ ngơi nhiều, nghỉ ngơi là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể cùng cấp cho cơ thể khi đối phó với cảm lạnh cũng như ngủ đủ giấc giúp tăng hệ thống miễn dịch cho cơ thể nhà.
2.2. Các phương pháp không hiệu quả:
**Kháng sinh: **Bệnh cảm lạnh được gây ra bởi virus và không có chỉ định dùng kháng sinh khi không có bằng chứng nhiễm khuẩn thứ phát. Điều trị kháng sinh đối với nhiễm trùng đường hô hấp trên không biến chứng gây ra tác hại nhiều hơn là lợi ích. Một vài thử nghiệm ở những bệnh nhân (bao gồm trẻ em) với các triệu chứng ở đường hô hấp trên dưới 7 ngày cho thấy sự tồn tại các triệu chứng tương tự như ở nhóm sử dụng kháng sinh. Người lớn dùng kháng sinh có những yếu tố nguy cơ đáng kể về tác dụng phụ
Mặc dù các bằng chứng này, các kháng sinh vẫn tiếp tục được kê đơn không phù hợp trong thực hành lâm sàng.
**Chống dị ứng: **sử dụng đơn độc ở bệnh nhân cảm lạnh thông thường- lợi ích thấp nhưng tác dụng phụ nhiều. Các thuốc chống dị ứng thế hệ 1 như diphenhydramine, có thể giảm chảy nước mũi và hắt hơi nhưng hạn chế sử dụng vì tác dụng phụ như an thần, khô mắt, mũi và miệng. Thử nghiệm cho thấy thuốc chống dị ứng cải thiện mức độ nghiêm trọng các triệu chứng 1-2 ngày đầu điều trị nhưng không hiệu quả sau 6-7 ngày điều trị. Có lợi ích thấp nhưng tác dụng phụ trên lâm sàng thì đáng kể.
**Vitamin, thảo dược: **vitamin C được sử dụng sau khởi phát triệu chứng không làm giảm thời gian bệnh hay mức độ nặng của bệnh
Khác:
Codein: mặc dù codein hiệu quả đối với bệnh nhân ho mạn tính. Thử nghiệm ở các bệnh nhân với ho cấp do bệnh cảm lạnh thì không có lợi ích so với các loại khác
Corticoid tại chỗ ở niêm mạc mũi: không hiệu quả trong điều trị cảm lạnh.
Chăm sóc hỗ trợ ở trẻ:
Thường khuyến nghị một hoặc kết hợp các biện pháp can thiệp sau đây như là liệu pháp đầu tay cho trẻ bị cảm lạnh thông thường. Mặc dù hầu hết các biện pháp can thiệp này chưa được nghiên cứu trong các thử nghiệm ngẫu nhiên, nhưng chúng tương đối rẻ tiền và không có khả năng gây hại.
+Duy trì đủ độ ẩm: giúp làm loãng dịch tiết và làm dịu niêm mạc đường hô hấp.
+Nước muối sinh lý: hữu ích, không đắt tiền, không gây hại hay cản trở sự hồi phục. Việc nhỏ nước muối vào khoang mũi có thể tạm thời loại bỏ dịch tiết mũi khó chịu, cải thiện khả năng thanh thải chất nhầy và dẫn đến co mạch (thông mũi). Tác dụng phụ có thể bao gồm kích ứng niêm mạc hoặc chảy máu cam.
Ở trẻ sơ sinh, nước muối thường dùng loại nhỏ mũi và 1 ống xylanh. Ở những trẻ lớn hơn, có thể dùng xịt mũi hoặc rủa mũi bằng nước muối
Một số thử nghiệm cho thấy nước muối rửa mũi có lợi ích trong việc làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên; rửa mũi bằng nước muối giúp cải thiện các triệu chứng, giảm sử dụng các phương pháp khác, giảm tái phát và giảm số học sinh nghỉ học
Các loại thuốc không cần kê toa: mục đích làm giảm triệu chứng của bệnh cảm lạnh thông thường ở trẻ em gồm: kháng histamin, thuốc thông mũi, giảm ho, long đờm, tiêu nhầy, thuốc giảm đau/ hạ sốt và kết hợp với các thuốc khác…tránh sử dụng ở trẻ < 6 tháng và 6 tháng -12 tuổi; nhưng các thuốc trên có thể giảm triệu chứng ở mũi đối với trẻ vị thành niên >12 tuổi.
Tóm lại:
Cảm lạnh do tác nhân gây bệnh là virus, thường có thể mất 7 đến 10 ngày. Việc điều trị chỉ là hỗ trợ, cải thiện triệu chứng, và không cần dùng KHÁNG SINH. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn sau đó. Nếu bạn vẫn cảm thấy ốm sau đó hoặc nếu các triệu chứng của bạn bắt đầu tồi tệ hơn nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị thuốc hợp lý. Tuy nhiên, việc điều trị cũng vô cùng quan trọng,*** chọn lựa phương pháp nào để điều trị phụ thuộc vào triệu chứng nào chiếm ưu thế hơn, không nên sử dụng hàng loạt các thuốc mà không cần quan tâm đến tương tác thuốc, các tác hại mà chúng mang lại so với lợi ích chúng ta cần có.***
Khi chọn thuốc trị cảm lạnh hãy cố gắng chọn một loại dựa trên các triệu chứng ảnh hưởng đến bạn nhiều nhất và cân nhắc thời gian bạn dùng chúng trong ngày. Hãy nhớ luôn đọc các hướng dẫn về liều lượng và không tăng gấp đôi các loại thuốc có cùng thành phần hoạt tính.
Tham khảo: Wikipedia
Bs Lê Thanh Thùy – Phòng khám đa khoa Pasteur.