X quang, hay còn được gọi là chụp X quang, là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh quan trọng được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế. Dù đã trở nên thông dụng nhưng vẫn còn nhiều bệnh nhân nghi ngại về mức độ an toàn khi chụp X quang. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin khoa học về X quang thông qua bài viết sau đây từ Phòng khám đa khoa Pasteur.
X quang là gì?
Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu x-quang là gì. X-quang hay Bức xạ X “là một dạng của sóng điện từ. hầu hết tia X có dải bước sóng trong khoảng từ 0,01 đến 10 nano mét tương ứng với dãy tần số từ 30 Petahertz đến 30 Exahertz và có năng lượng từ 120 eV đến 120 keV”. Trong Y học được áp dụng là một xét nghiệm hình ảnh phổ biến đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ. Nó có thể giúp bác sĩ nhìn thấy hình ảnh chiếu bên trong cơ thể mà không cần phải mổ. Phương pháp này có thể giúp bác sĩ chẩn đoán, theo dõi và điều trị nhiều tình trạng sức khỏe.
Các loại tia X khác nhau được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Ví dụ, bác sĩ của bạn có thể yêu cầu chụp quang tuyến vú để kiểm tra ngực của bạn. Hoặc họ có thể yêu cầu chụp X-quang với thuốc cản quang có nguồn gốc từ Bari để xem xét kỹ hơn đường tiêu hóa của bạn.
Có một số rủi ro liên quan đến việc chụp X-quang. Nhưng đối với hầu hết mọi người, lợi ích mà X-quang mang lại lớn hơn rủi ro. Mức độ tia X được sử dụng trong quá trình chụp X quang thường rất nhỏ nên quá trình này thường rất an toàn đối với người bệnh.
Bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang để:
- Kiểm tra một khu vực bị đau hoặc khó chịu
- Theo dõi sự tiến triển của một căn bệnh được chẩn đoán, chẳng hạn như loãng xương
- Kiểm tra xem phương pháp điều trị theo quá trình hồi phục như thế nào
Các cơ sở y tế hiện đại thường sử dụng các thiết bị tiên tiến để điều chỉnh lượng tia X sao cho vừa đủ để tạo ra hình ảnh chất lượng, nhưng đồng thời giảm thiểu được rủi ro của tia X. Cần lưu ý rằng, nếu bạn đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai, thì cần thông báo cho đội ngũ y tế để có biện pháp an toàn phù hợp.
Vì sao phải chụp X quang?
Chụp X quang mang lại nhiều lợi ích quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Nó giúp bác sĩ quan sát được các cấu trúc bên trong cơ thể như xương, cơ, và các cơ quan nội tạng. Điều này rất hữu ích trong việc phát hiện các vết thương, gãy xương, hoặc các bất thường trong cấu trúc cơ bản như:
- Xương gãy và chấn thương: X quang thường được sử dụng để xác định và đánh giá mức độ gãy xương và chấn thương.
- Bệnh lý xương: Bệnh nhân có các triệu chứng của bệnh lý xương như loãng xương, khối u xương.
- Bệnh lý phổi: Chụp X quang phổi thường được thực hiện để kiểm tra các bệnh lý như viêm phổi, ung thư phổi, hoặc các vấn đề khác liên quan đến hệ hô hấp… có đang tồn tại bên trong cơ thể không.
- Vấn đề tim mạch: X quang cũng có thể được sử dụng để đánh giá kích thước và hình dạng của tim, xác định các vấn đề như bệnh động mạch vành, bệnh van tim…
- Bệnh lý dạ dày và ruột: Chụp X quang cũng có thể được sử dụng để xem xét các vấn đề như viêm loét, thủy thũng, hoặc các bệnh lý khác của dạ dày và ruột.
- Một số tình trạng khác: Khối u vú, nhiễm trùng, lấy dị vật đã nuốt, sâu răng, nhổ răng khôn…
X quang đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin chi tiết, giúp bác sĩ theo dõi sự tiến triển của bệnh và đưa ra chẩn đoán chính xác. X quang cũng được sử dụng để hỗ trợ trong quá trình điều trị và theo dõi sự hồi phục sau các ca phẫu thuật.
Chụp X quang ở đâu?
Lựa chọn nơi chụp X quang có chất lượng và đáp ứng đúng nhu cầu của bệnh nhân sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình chẩn đoán và điều trị. Sau đây là một số tiêu chí cơ bản để bạn có thể lựa chọn nơi chụp X quang phù hợp nhất:
- Chất lượng trang thiết bị: Nơi chụp X quang nên có trang thiết bị hiện đại và chất lượng để đảm bảo hình ảnh chính xác và rõ ràng. Công nghệ mới cũng có thể giảm liều lượng tia X cần thiết, giảm rủi ro từ tác động của tia X lên cơ thể.
- Giấy phép của cơ sở được cấp phép chụp X quang : Khác với các xét nghiệm thông thường như xét nghiệm máu. Để cơ sở đủ điều kiện chụp X quang còn phải đáp ứng rất nhiều các giấy phép, giấy chứng nhận an toàn phóng xạ, đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế cần được cấp phép mới đủ điều kiện để thực hiện xét nghiệm này.
- Đội ngũ y tế chuyên nghiệp: Đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao và có kinh nghiệm giúp đảm bảo chất lượng hình ảnh và độ chính xác của kết quả chẩn đoán.
- Khả năng chụp đa dạng các bộ phận cơ thể: Nơi chụp cần có khả năng chụp X quang cho nhiều bộ phận cơ thể khác nhau như xương, cơ, phổi, tim, dạ dày, và các cơ quan nội tạng khác.
- Tiện ích và dịch vụ bổ sung: Nơi chụp X quang chất lượng, hiện đại thường cung cấp kết quả nhanh chóng và hỗ trợ tư vấn tận tình từ bác sĩ chuyên môn. Một số nơi còn cung cấp dịch vụ bổ sung như gửi hình ảnh X quang điện tử, giúp bác sĩ và bệnh nhân dễ dàng truy cập và chia sẻ kết quả.
- Chi phí và bảo hiểm: Nên so sánh giá cả giữa các cơ sở y tế khác nhau để xem xét chi phí chụp X quang hợp lý, đồng thời xác định liệu có bảo hiểm y tế nào được chấp nhận hay không.
Phòng khám Đa khoa Pasteur tự hào khi là một trong số ít những cơ sở y khoa được trang bị thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm với người bệnh.
Chụp X quang là một phương pháp quan trọng trong lĩnh vực y khoa, mang lại thông tin chính xác và hữu ích cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh tật. Hãy đảm bảo rằng hãy thảo luận với bác sĩ về lý do cụ thể bạn cần chụp X quang để có kế hoạch chẩn đoán và điều trị phù hợp nhất. Phòng khám đa khoa Pasteur chính là địa điểm đáng tin cậy để bạn có thể trải qua quá trình chụp X quang chuyên nghiệp và chất lượng nhất, liên hệ ngay hotline 0236.9999.868 nhé!
Bài viết tham khảo :