VIÊM MŨI HỌNG CẤP Ở TRẺ EM

Viêm mũi họng cấp ở trẻ em là căn bệnh phổ biến, xuất hiện quanh năm. Đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa, bệnh viêm họng cấp rất dễ xảy ra. Tuy nhiên, bệnh viêm họng cấp tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không được điều trị kịp thời rất dễ xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng Pasteur tìm hiểu nhé ! 
Viêm Mũi Họng Cấp Ở Trẻ Em

VIÊM MŨI HỌNG CẤP Ở TRẺ EM

Tìm hiểu về viêm mũi họng cấp ở trẻ em

  • Viêm mũi họng cấp ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng như viêm tai giữa, viêm đường hô hấp, viêm cầu thận cấp…
  • Viêm mũi họng cấp ở trẻ em thường liên quan đến yếu tố môi trường như do thời tiết thay đổi đột ngột, khói bụi ô nhiễm, khói thuốc lá… Do vi khuẩn, virus, nấm mà thường gặp là Adenovirus, cúm, sởi, phế cầu, nấm Candida trong đó đặc biệt chú ý đến liên cầu khuẩn nhóm A (S.pyogenes) có thể gây ra các biến chứng viêm cầu thận cấp, thấp tim, viêm khớp cấp. Ngoài ra, do một số thói quen của người lớn như thường xuyên hôn trẻ, đặc biệt là miệng có thể tạo điều kiện lây nhiễm mầm bệnh cho cơ thể non yếu của trẻ.

DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG VIÊM MŨI HỌNG CẤP Ở TRẺ EM

  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, lúc đầu có thể ho khan nhưng về sau ho có đờm
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao có thể lên đến 39-40 độ C
  • Quấy khóc, biếng ăn, khó ngủ
  • Khó thở, khò khè: trẻ thường thở bằng miệng do nghẹt mũi, tần số thở nhanh hơn bình thường, có thể kèm theo các dấu hiệu rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở gật gù khi tình trạng viêm đã lan xuống đường hô hấp dưới.
  • Nôn, đi cầu phân lỏng

Dấu Hiệu Và Triệu Chứng Viêm Mũi Họng Cấp Ở Trẻ Em

CÁCH CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI HỌNG CẤP Ở TRẺ EM

  • Giữ ấm cho trẻ, không nên để máy lạnh hoặc quạt trực tiếp vào người trẻ
  • Vệ sinh đường mũi họng: nếu trẻ bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi lỏng có thể dùng khăn mềm, sạch vệ sinh mũi hằng ngày, nên giặt sạch khăn sau mỗi lần vệ sinh cho trẻ hoặc sử dụng khăn dùng một lần, vì vi khuẩn/virus có thể bám lại trên khăn. Trường hợp trẻ bị ngạt mũi nhiều, dịch mũi đặc có thể nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi trẻ, chờ một lúc để nước muối làm lỏng dịch mũi, sau đó dùng tay bóp nhẹ mũi trẻ để dịch mũi bong ra và dùng khăn lau sạch. Nếu dịch mũi quá nhiều và đặc, bố mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi cho trẻ, nên làm cẩn thận và không nên lạm dụng vì có thể làm tổn thương niêm mạc đường mũi của trẻ. Lưu ý không được dùng miệng để hút trực tiếp dịch từ mũi trẻ và mọi cách chăm sóc nên theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Nên cho trẻ ăn các thực phẩm mềm, dễ tiêu, bố mẹ có thể chia thành nhiều bữa nhỏ, không nên ép trẻ ăn. Bổ sung nhiều rau, trái cây, cho trẻ uống nhiều nước. Có thể sử dụng gừng, quất chưng mật ong, chanh để trẻ giảm ho, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
  • Dùng thuốc hạ sốt và kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ. Lưu ý sử dụng thuốc hạ sốt (paracetamol) phải đúng liều lượng theo cân nặng của trẻ (10-15 mg/kg) và mỗi lần uống phải cách nhau 4-6h. Không nên tự ý dùng kháng sinh hoặc sử dụng thuốc ở đơn cũ lần trước.

Cách Chăm Sóc Và Điều Trị Viêm Mũi Họng Cấp Ở Trẻ Em

#pasteurclinic

#children

#viemmuihongcap

Hãy đặt ngày câu hỏi ở Fanpage hoặc Group Hỏi đáp bác sĩ Pasteur để được phòng khám tư vấn và đưa ra những lời khuyên về tình trạng sức khoẻ của bạn và người thân.

❤️Pasteur Clinic Đà Nẵng – Khởi đầu một điểm tựa, trọn vẹn một niềm tin

❤️Liên hệ tổng đài: (0236) 3811868 để đặt lịch hẹn khám

❤️Địa chỉ: lô 19 – Nguyễn Tường Phổ, P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu – TP. Đà Nẵng