VIÊM KHỚP THIẾU NIÊN TỰ PHÁT CÓ NGUY HIỂM KHÔNG

Viêm khớp thiếu niên tự phát là gì?

Viêm khớp tự phát thiếu niên hay viêm khớp thiếu niên tự phát là một bệnh lý tự miễn với tỷ lệ khoảng 1/1000 trẻ mắc mỗi năm. Viêm khớp thiếu niên tự phát xuất hiện ở trẻ trước 16 tuổi và hay gặp ở trẻ nữ hơn trẻ nam. Bệnh thường khởi phát sau nhiễm virus hay vi khuẩn như Chlamydia, Streptococcus, Shigella, Salmonella…

Viêm Khớp Thiếu Niên Tự Phát Là Gì?
Viêm khớp thiếu niên tự phát thường hay gặp ở nữ hơn nam

Triệu chứng của viêm khớp thiếu niên tự phát

Viêm khớp thiếu niên tự phát được xác định khi:

Sưng hoặc tràn dịch màng trong của khớp

Hoặc có ít nhất 2 dấu hiệu: đau khớp thường xuyên hoặc khi vận động, hạn chế vận động tại khớp, cảm giác nóng tại khớp

Thời gian tồn tại của viêm khớp thiếu niên ít nhất trên 6 tuần và đã được loại trừ các nguyên nhân viêm khớp khác như: chấn thương khớp, thừa cân béo phì…Một số nghiên cứu cho thấy sử dụng Isotretinoin trong điều trị mụn trứng cá có thể gây đau cơ xương khớp. Do đó, trước khi chẩn đoán viêm khớp tự phát thiếu niên cần được thăm khám kỹ bởi bác sĩ chuyên khoa.

Phân loại viêm khớp tự phát thiếu niên như thế nào?

Viêm khớp thường gặp ở các vị trí như gối, cổ tay, khuỷu tay, bàn chân, bàn tay và không đối xứng. Tùy theo mức độ bệnh khác nhau mà viêm khớp tự phát thiếu niên được phân loại thành các thể sau:

Viêm một hay vài khớp: trẻ viêm dưới bốn khớp

Viêm khớp thể hệ thống: trẻ sốt cao, phát ban. Một số thương tổn có thể kèm theo như viêm màng ngoài tim, viêm thanh mạc, lách to…

Viêm đa khớp: yếu tố dạng thấp có thể âm tính hoặc dương tính

Viêm khớp vảy nến: thường nặng nhất ở khớp gối

Viêm điểm bám gân

Viêm khớp không phân loại

Chẩn đoán viêm khớp thiếu niên hệ thống

1. Chẩn đoán viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống (ILAR)

  • Viêm bất kỳ khớp nào với sốt đặc trưng mỗi ngày kéo dài trên 2 tuần
  • Ban mau phai mờ
  • Hạch toàn thân
  • Gan lớn hoặc lách lớn.
  • Viêm màng thanh dịch.

2. Chẩn đoán phân biệt

Cần chẩn đoán loại trừ bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống khi có các biểu hiện đi kèm sau đây:

  • Bệnh vẩy nến hoặc tiền sử mắc bệnh vẩy nến ở họ hàng đời thứ nhất.
  • Viêm khớp ở bé trai HLA-B27, khởi phát bệnh sau 6 tuổi
  • Viêm cột sống dính khớp thiếu niên, viêm điểm bám gân, viêm khớp cùng chậu với viêm ruột mạn, hội chứng Reiter, viêm màng bồ đào trước, hoặc có tiền sử của một trong số các bệnh lý này ở họ hàng đời thứ nhất.
  • Hiện diện của yếu tố viêm khớp dạng thấp ở 2 lần xét nghiệm cách nhau trên 3 tháng.

Cần lưu ý với bệnh lý viêm khớp thiếu niên tự phát ?

Phần lớn trường hợp viêm khớp thiếu niên tự phát diễn tiến nhẹ. Điều trị viêm khớp tự miễn cần thời gian dài với các nhóm thuốc như: thuốc giảm đau, chống viêm, nhóm thuốc sinh học… Cần theo dõi sát tình trạng sức khỏe của trẻ và tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi ở trẻ để tránh những biến chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ.

Điều trị viêm khớp thiếu niên tự phát

  • Thuốc làm chậm sự tiến triển của bệnh (đặc biệt là methotrexate, chất ức chế TNF và chất ức chế IL-1)

  • Tiêm corticoid nội khớp

  • NSAIDs

Tương tự như liệu pháp điều trị các bệnh nhân viêm khớp dạng thấp dành cho người lớn, các thuốc chống viêm thấp khớp (DMARDs), đặc biệt là methotrexate và các chế phẩmn sinh học (ví dụ như etanercept, anakinra, canakinumab, tocilizumab, abatacept) đã làm thay đổi đáng kể phương pháp điều trị (1, 2).

NSAIDs có thể làm giảm các triệu chứng của viêm khớp tự phát thiếu niên nhưng thuốc không làm thay đổi bệnh khớp lâu dài hoặc ngăn ngừa biến chứng. NSAIDs là hữu ích nhất cho bệnh viêm khớp liên quan viêm điểm bám tận. Naproxen 5 đến 10 mg/kg/uống 2 lần/ngày, ibuprofen 5 đến 10 mg/kg uống 4 lần/ngày, và indomethacin 0,5 đến 1,0 mg/kg uống 3 lần/ngày đem lại hiệu quả tốt.

Ngoại trừ bệnh thể hệ thống nghiêm trọng, corticosteroid toàn thân nên tránh dùng. Khi cần thiết, liều thấp nhất có thể được sử dụng (ví dụ, phạm vi dùng prednisone đường uống, 0,0125 đến 0,5 mg/kg dùng 4 lần/ngày hoặc liều tương tự dùng 1 hoặc 2 lần/ngày). Tăng trưởng chậm, loãng xương, và hoại tử xương là những mối nguy hiểm chính của việc sử dụng corticosteroid kéo dài ở trẻ em. Có thể tiêm nội khớp. Liều dùng cho trẻ được điều chỉnh dựa trên cân nặng. Một số trẻ có thể cần thuốc giảm đau khi tiêm nội khớp, đặc biệt nếu nhiều khớp cần tiêm.

Methotrexate rất hữu ích cho các thể ít khớp, viêm khớp vẩy nên, thể đa khớp. Tác dụng phụ được theo dõi như ở người lớn. Suy tủy tủy xương và độc tính trên gan được theo dõi bằng công thức máu, men gan và albumin. Đôi khi, sulfasalazine được sử dụng, đặc biệt là trong trường hợp nghi ngờ viêm cột sống dính khớp.

Thuốc ức chế TNF được sử dụng nếu methotrexate không hiệu quả. Etanercept được sử dụng phổ biến ở liều 0,4 mg/kg (tối đa 25 mg) hai lần/tuần hoặc 0,8 mg/kg (đến 50 mg) một lần/tuần tiêm dưới da. Adalimumab và Infliximab là các thuốc đối kháng TNF-alpha khác nhau đã được chứng minh có hiệu quả. Ức chế IL-1 với anakinra hoặc canakinumab đặc biệt hiệu quả đối với JIA thể hệ thống. Tocilizumab, một chất đối kháng thụ thể IL-6 (3), và abatacept, một kháng nguyên hòa tan tế bào lympho T kết hợp 4 (CTLA-4) Ig, cũng được chỉ định để điều trị JIA toàn thân.

Vật lý trị liệu, tập thể dục, nẹp, và các biện pháp hỗ trợ khác có thể giúp ngăn ngừa sự biến dạng khớp. Các phương pháp thích nghi có thể cải thiện chức năng và giảm thiểu những căng thẳng không cần thiết đối với các khớp bị viêm. Viêm mống mắt được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid và thuốc giãn mạch và có thể cần điều trị bằng methotrexate và chống TNF.

Tham khảo: Wikipedia

>> Các bé khi có triệu chứng viêm khớp thiếu niên tự phát có thể thăm khám tại khoa cơ xương khớp phòng khám Pasteur, vui lòng liên hệ Tổng đài 0236 9999 868