Vàng da ở trẻ sơ sinh là những triệu chứng rất nhiều em bé mắc phải hiện nay… Chứng vàng da ở sơ sinh luôn khiến cho các bậc cha mẹ lo lắng và sốt ruột.. Vậy những triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào???
Bài viết sau đây của THS BS Nguyễn Đình Tuấn chuyên khoa nhi tại Pasteur sẽ nêu rõ các vấn đề cũng như các lưu ý về vấn đề vàng da ở trẻ sơ sinh để các bậc phụ huynh có thêm kiến thức và hiểu rõ hơn về bệnh tình
Vàng da ở trẻ là gì?
“Vàng da” là từ được dùng để mô tả triệu chứng da hoặc lòng trắng ở mắt của trẻ chuyển sang màu vàng. Vàng da hay gặp ở trẻ sơ sinh, xuất hiện trong vòng vài ngày sau sinh và cần được thăm khám kỹ lưỡng.
Vàng da xảy ra khi trẻ có nồng độ “bilirubin” trong máu cao. Khi trẻ bị vàng da, bác sĩ cần làm xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ bilirubin cho bé.
Nồng độ bilirubin cao do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ví dụ, một số trẻ bú mẹ bị vàng da là do không bú đủ sữa mẹ. Vàng da cũng xuất hiện nhiều hơn ở những trẻ sinh thiếu tháng.
Khám vàng da ở trẻ là một bước thăm khám quan trọng, bởi vì nếu không điều trị thì nồng độ bilirubin quá cao có thể gây tổn thương não.
Những triệu chứng của vàng da là gì?
Vàng da khiến da và phần lòng trắng ở mắt trẻ chuyển sang màu vàng. Thường thì vàng da xuất hiện đầu tiên ở mặt, có thể lan xuống ngực, bụng, cánh tay, và cuối cùng là chân.
Triệu chứng đôi khi nghiêm trọng, trẻ bị vàng da nặng có thể có da màu vàng cam, hoặc vàng da xuất hiện ở vùng da dưới đầu gối. Lòng trắng của mắt cũng có thể có màu vàng. Một trẻ bị vàng da nặng có thể có có dấu hiệu:
- Lơ mơ khó đánh thức
- Khóc thét
- Hay quấy rối
- Cong người hoặc cổ về phía sau
Làm thế nào để tôi biết được con tôi có bị vàng da hay không?
Bạn có thể kiểm tra xem bé có bị vàng da không bằng cách ấn ngón tay lên trên mũi hoặc trán của bé, sau đó bỏ tay ra. Nếu vùng da nơi ấn có màu vàng thì nghĩa là con của bạn bị vàng da.
Khi nào thì tôi nên đưa con đi khám?
Hãy báo với bác sĩ nếu:
- Vàng da ở bé tiến triển nặng dần
- Trẻ có những triệu chứng của vàng da nặng
Có xét nghiệm nào để kiểm tra vàng da không?
Câu trả lời là CÓ.
Bác sĩ sẽ khám và chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra vàng da cho trẻ.
Tôi có thể làm gì để giúp con tôi bớt vàng da?
Để giúp bé bớt vàng da, bạn cần cho con uống đủ lượng dịch. Nếu con bạn đang bú sữa mẹ, hãy cho bé bú thường xuyên và đúng cách. Nếu bạn đang lo lắng con bạn không uống đủ lượng dịch, hãy trao đổi thêm với bác sĩ hoặc điều dưỡng.
Con bạn được uống đủ dịch là khi:
- Bé làm ướt ít nhất 6 cái bỉm mỗi ngày
- Phân của trẻ chuyển từ màu xanh đen sang màu vàng
- Trẻ cảm thấy thoải mái sau khi bú
Bác sĩ sẽ trao đổi với bạn nếu cần phải điều trị thêm cho bé. Vàng da sẽ dần tự hết nếu nồng độ bilirubin chỉ tăng nhẹ. Nhưng nếu nồng độ bilirubin của bé rất cao hoặc nếu bé sinh thiếu tháng, bác sĩ sẽ đề nghị điều trị cho bé.
Cách điều trị vàng da ở trẻ như thế nào?
Phương pháp điều trị phổ biến nhất là “liệu pháp ánh sáng”. Bác sĩ sẽ đặt con bạn dưới đèn chiếu ánh sáng xanh đặc biệt.
Trẻ không cần mặc quần áo, hoặc chỉ mặc bỉm để ánh sáng có thể chiếu vào da của trẻ. Bạn vẫn có thể đến thăm, chạm vào bé và đưa bé ra ngoài để cho bú. Trong khi bạn đang bế hoặc cho bé bú, bé sẽ được quấn trong chiếc chăn bên trong có phát ra ánh sáng để giữ cho quá trình trị liệu bằng ánh sáng được liên tục.
Trong một số trường hợp trẻ có thể được trị liệu ánh sáng ngay tại nhà. Bác sĩ sẽ trao đổi thêm với bạn để xem xét về lựa chọn này.
….
Như vậy qua bài viết trên đây của THS BS Nguyễn Đình Tuấn đã chia sẻ. Hy vọng mọi người sẽ có thêm nhiều kiến thức cũng hiểu rõ hơn về vấn đề vàng da ở trẻ sơ sinh đầy đủ nhất.
Ngoài ra nếu cần tư vấn + trao đổi cụ thể hơn về vấn đề này các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 02363 811868 của chuyên khóa khám và điều trị bệnh trẻ em tại Pasteur để được bác sĩ chuyên sâu đưa ra những lời khuyên tốt và bổ ích nhất nhé..
Chúc các bé luôn có sức khỏe tốt!
THS BS Nguyễn Đình Tuấn
Phòng khám đa khoa Pasteur
Cha mẹ có thể đọc thêm 1 số bài viết hay và hữu ích khác
- Những biểu hiện bất thường hay gặp ở trẻ sơ sinh
- Cách hạ sốt cho trẻ tại nhà cha mẹ cần lưu ý
- Nhận biết tình trạng phân và nước tiểu ở trẻ sơ sinh
- Lịch tiêm chủng cho trẻ em chính xác nhất