U MÁU Ở TRẺ EM

U máu là loại dị dạng thường xuất hiện sớm, dù lành tính nhưng rất nổi bật, phát triển nhanh, kích thước lớn khiến bố mẹ rất hoang mang và lo lắng. Cùng bác sĩ Trần Minh Trang – Phòng khám đa khoa Pasteur tìm hiểu về bệnh lý này nhé!

1. U máu là gì?

U máu là loại u được hình thành bởi các mạch máu tăng sinh bất thường ở da. Tình trạng này thường gặp nhất ở vùng đầu, mặt, cổ. Nguyên nhân gây ra vẫn chưa được xác định rõ.

U Máu Ở Trẻ Em

2. Phân loại

U máu có thể hình thành ở bất cứ đâu trên cơ thể. Thường được chia thành 3 loại:

  • Hầu hết là u máu nông (Superficial): nằm trên bề mặt da, phẳng, thường có màu đỏ tươi. 
  • U máu sâu (Deep) nằm dưới da, thường có màu tím hoặc xanh.
  • U máu hỗn hợp (Combined): vừa ở nông vừa ở sâu.

3. Diễn tiến bình thường của u máu?

Diễn tiến thường điển hình, qua các giai đoạn và thường tự giới hạn. Cụ thể:

  1. Giai đoạn 1 (2 – 3 tháng đầu) – xuất hiện sớm từ những tuần đầu sau sinh và phát triển nhanh chóng
  2. Giai đoạn 2 (3 – 4 tháng sau) – tốc độ lớn lên của u chậm lại
  3. Giai đoạn 3 – Ngừng lớn lên
  4. Giai đoạn 4 (sau 1 – 10 năm) – bắt đầu từ khoảng 1 tuổi, u máu có thể bắt đầu xẹp lại và biến mất dần, nhạt màu từ từ. Hầu hết tự biến mất trong giai đoạn này.
  • Tầm 5 tuổi, hầu hết đã trở nên phẳng và nhạt màu.
  • Tầm 10 tuổi, hầu hết trở nên rất khó thấy được.

U Máu Ở Trẻ Em Ảnh Minh Họa

4. Khi nào cần điều trị ngay?

  • U máu vùng thẩm mỹ lớn nhanh: quanh mắt, mặt, mũi, môi… (giai đoạn 0-9 tháng tuổi).
  • U máu gây ảnh hưởng chức năng, bao gồm: hạn chế tầm nhìn, cản trở đường thở hay làm giảm thính lực,…
  • U máu bị loét, chảy máu hoặc nhiễm trùng.

5. Phương pháp điều trị như thế nào?

Lựa chọn điều trị phụ thuộc vào kích thước, vị trí và ảnh hưởng mà u máu gây ra cho trẻ. Theo các khuyến cáo quốc tế, bao gồm AAP (American Academy of Pediatrics) và ISSVA (International Society for the Study of Vascular Anomalies), các phương pháp điều trị phổ biến là:

  • Điều trị tại chỗ:

+ Hầu hết các đều được điều trị bằng thuốc chẹn beta (propranolol, timolol) dạng kem bôi. Thuốc này sử dụng tốt nhất trong trường hợp u máu nhỏ và nông.

+ Steroid tiêm tại chỗ: thuốc có thể tiêm trực tiếp vào u để làm chậm lại sự phát triển, thuốc có tác dụng tốt nhất đối với các u máu nhỏ và khu trú.

  • Thuốc uống: thường có tác dụng toàn thân nên cần bố mẹ cần theo dõi kỹ hơn

+ Propranolol: Dùng trong trường hợp có biến chứng.

+ Steroid đường uống: hiện ít được dùng vì có nhiều tác dụng phụ toàn thân.

  • Laser: là một trong những phương pháp hiện đại điều trị trẻ em.
  • Phẫu thuật: Hầu hết hiếm khi cần phẫu thuật, chỉ thực hiện khi u máu không thoái triển hoặc để cải thiện thẩm mỹ sau khi u thoái triển, u to chèn ép cơ quan gây nguy hiểm tính mạng hoặc dễ chảy máu, gây rối loạn đông máu. 

Các ba mẹ cần hỗ trợ tư vấn về sức khỏe của bé, có thể liên hệ đến Tổng đài 0236 9999 868 hoặc đăng ký tại đây để đội ngũ Pasteur hỗ trợ nhé!

Bs Trần Minh Trang – Phòng khám đa khoa Pasteur

Tài liệu tham khảo:

  1. David H. Darrow et al (2015), “Diagnosis and Management of Infantino Hemangiomas”, American Academy of Pediatrics Publications.
  2. International Society for the Study of Vascular Anomalies (ISSVA)
  3. Jason HS Kim and Joseph M Làm (2021), ‘Paediatrics: how to manage infantile haemangioma”, PubMed. https://doi.org/10.7573/dic.2020-12-6.