Khóc là khi trẻ muốn giao tiếp để đòi hỏi những nhu cầu của trẻ hoặc có sự khó chịu nào đó. Việc phân biệt kiểu khóc để chẩn đoán nguyên nhân là cực kỳ khó khăn, tuy nhiên các bà mẹ thường có thể nhận biết được tiếng khóc bất thường của trẻ. Một số trẻ có tình trạng quấy khóc về đêm, khóc dài mà dân gian thường gọi là KHÓC DẠ ĐỀ (CƠN COLIC). Đây là vấn đề gây nhiều hoang mang không chỉ cho các bố mẹ mà cả bác sĩ cũng hồi hộp không kém. Vậy khóc dạ đề là gì, nguyên nhân và những giải pháp nào để điều trị dứt điểm?
1/ Thế nào là kiểu khóc bình thường?
Tất cả các trẻ sơ sinh, dù có bị khóc dạ đề Colic hay không, đều khóc nhiều hơn trong 3 tháng đầu so với các thời điểm khác. Thời gian khóc trung bình trong suốt 3 tháng đầu thường dao động từ 68-133 phút mỗi ngày, nhiều nhất trong 6 tuần đầu và giảm dần sau 8-9 tuần.
Tuy nhiên các định nghĩa về thời gian có thể không hữu ích về mặt lâm sàng, tiếng khóc bình thường hay bất thường còn phụ thuộc vào bối cảnh và tính chất cơn khóc.
Đối với trẻ sơ sinh, trong những ngày tháng đầu tiên, trẻ từ môi trường tử cung mẹ ra ngoài và phải thích nghi với môi trường xung quanh: thay đổi về nhiệt độ, các vi sinh vật tấn công, tiếng động, ánh sáng..Đây là tiếng khóc sinh lý bình thường và không ảnh hưởng đến tăng trưởng của trẻ.
2/ Khóc dạ đề ( Infantile Colic) là gì?
Sự khóc quá mức của trẻ (thường ở trẻ < 3 tháng tuổi) và khóc hơn 3 tiếng/ ngày, tình trạng này kéo dài >3 ngày/ tuần và thường tự khỏi sau khoảng 3 tháng.
Bình thường trẻ sơ sinh thường ngủ khoảng 20 h/ ngày; nên việc trẻ khóc dài như vậy có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: Khóc vì đói? Hay khóc vì vấn đề vệ sinh?…
3/ Đặc điểm lâm sàng:
Tính chất cơn Colic= PURPLE
P: PEAK OF CRYING– Khóc thét thành cơn (khóc to, âm thanh cao, nghe hỗn loạn)
U: UNEXPECTED– Không đoán trước được: đột ngột khóc lên không có dấu hiệu báo trước, dù kịch phát nhưng luôn có thời gian bắt đầu và kết thúc rõ ràng.
R: RESISTS SOOTHING– Không dỗ nín được, tuy nhiên có thể thuyên giảm khi trẻ trung tiện hoặc đại tiện được.
P: PAIN-LIKE FACE-Vẻ mặt đau đớn: trẻ đỏ bừng mặt, bụng căng hoặc chướng, co chân lên, siết chặt các ngón tay, cánh tay cứng và siết chặt, hoặc cong lưng.
L: LONG LASTING– Cơn khóc kéo dài, ngoài cơn trẻ gần như bình thường.
E: EVENING: xảy ra buổi chiều tối hoặc ban đêm. Đây cũng là lý do dân gian gọi là khóc dạ đề. Khóc vào cùng 1 thời điểm trong ngày
Hầu hết các đặc điểm quấy khóc ở trẻ bị cơn Colic cũng xuất hiện ở trẻ bình thường nhưng tần suất ít hơn và thời gian ngắn hơn.
4/ Nguyên nhân là gì?
– Cơn Colic bắt đầu xảy ra lúc 6 tuần tuổi và có thể kéo dài đến 3-4 tháng. 90% sau đó sẽ giảm dần khi trẻ >6 tháng tuổi hoặc sau 1 tuổi thì gần như không có
– Hiện nay, chưa có 1 nguyên nhân cụ thể nào để giải thích cho tình trạng này. Nhiều giả thuyết được đặt ra để tìm nguyên nhân cho cơn COLIC này, có thể liên quan đến 1 số yếu tố:
Thiếu canxi?
Đầy bụng, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa?
Dị ứng đạm sữa bò?
Tâm lý?
Vì có nhiều giả thuyết được đặt ra và không hoàn toàn chắc chắn. Đó là lý do mà có thể mọi nỗ lực của các bác sĩ sẽ không thể nào giải quyết được hoàn toàn, dứt điểm tình trạng này.
5/ Đánh giá nguyên nhân
Đánh giá các nguyên nhân khóc có thể nhận biết ở trẻ. Cần phân biệt các bệnh lý gây khóc kéo dài hoặc dễ bị kích thích và cần điều trị cụ thể ⇾ Hỏi tiền sử+ Thăm khám để loại trừ
Đặc trưng của khóc dạ đề Colic gồm khởi phát đột ngột mà không có những nguyên nhân rõ ràng, phát triển cân nặng và thăm khám đều bình thường.
Nếu trẻ tăng cân kém, phát triển bất thường hoặc có những bất thường khi thăm khám thì cần chẩn đoán nguyên nhân và điều trị.
Đánh giá trẻ bú như thế nào, đại tiểu tiện và tính chất nôn có thể gợi ý đến các bệnh lý về rối loạn tiêu hóa, tim mạch hay các bệnh lý chuyển hóa khác
Đại tiện phân máu: các nguyên nhân nghĩ tới có thể là dị ứng đạm bò, hoặc viêm đại tràng, nứt kẽ hậu môn, lồng ruột (Khóc dữ dội, ưỡn, người, khóc thét, bỏ bú, phân máu)
Nôn mửa: tắc nghẽn ống tiêu hóa như hẹp môn vị, xoắn ruột
Tiền sử trước sinh và giai đoạn chu sinh: các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng huyết như ối vỡ non, mẹ sốt, mẹ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B
Còi xương: khóc đêm, chậm mọc răng, rụng tóc vành khăn, ra mồ hôi trộm dù quần áo đã nới lỏng, nhiệt độ ổn định… -> thiếu D3 và Canxi
6/ Các giải pháp để làm giảm tình trạng này như thế nào?
- Nhiều giả thuyết đặt ra nên cần tìm cách tháo gỡ để giảm tình trạng stress đối với ba mẹ
Khám bác sĩ Nhi khoa: là bước đầu tiên cần làm: khám kiểm tra xem trẻ có bệnh lý bất thường hay báo động không. Nếu có bất thường-> sẽ có các giải pháp tiếp theo để giảm tình trạng khóc dạ đề Colic
Chuẩn bị tâm lý cho ba mẹ: Chính vì colic chưa có 1 nguyên nhân cụ thể nào nên chuẩn bị tâm lý cho bố mẹ vì có thể sẽ phải làm bằng nhiều cách, nhưng có thể sẽ không giải quyết được
→ giúp ba mẹ hiểu tâm lý, đừng quá căng thẳng mà có thể sẽ làm những điều không tốt cho con
Dị ứng: các triệu chứng liên quan như: chàm da, hoặc những mẩn cảm trên cơ thể.
Hỏi về chế độ ăn: nếu bé bú mẹ hoàn toàn→ hỏi chế độ ăn của bà mẹ bởi có những dị ứng có thể từ sữa mẹ đi qua và con sẽ tiếp nhận những dị ứng đó → Thử thay đổi chế độ ăn của mẹ và bé. Dị ứng đạm sữa bò là 1 nguyên nhân thường hay được đề cập tới
Nếu trẻ bú sữa công thức → bác sĩ sẽ phải hướng dẫn tiếp những thay đổi cho chế độ ăn của trẻ
Cần có 1 khoảng thời gian để quan sát:
Ví dụ nếu bà mẹ có uống sữa công thức/ sữa bò thì có thể tạm ngưng khoảng ít nhất 2-4 tuần xem có giảm triệu chứng không. Nếu không giảm thì cần hỏi về các thức ăn khác (có thể dị ứng chéo)
Trào ngược: Colic có thể liên quan đến vấn đề trào ngược, là vấn đề sinh lý thường xảy ra ở trẻ <6 tháng tuổi.
Trẻ sơ sinh còn phản xạ bú nuốt nên khi đưa bất cứ thử gì trẻ sẽ ngậm và nuốt nên đó không phải là trẻ đói. Khi thấy con khóc→ cho bú→ overfeeding (ăn quá nhiều/ dư thừa) → Colic
Nếu trước đó trẻ đã bú no, theo đúng cữ bú hằng ngày→Tìm giải pháp khác để làm dịu sự khó chịu của trẻ
Thay đổi môi trường: nhiệt độ nóng/ lạnh; vật xung quanh; trên da. Kiểm tra thân nhiệt, quần áo dày, chật, cách sử dụng tã→thử thay đổi
Tâm lý của trẻ: cần được sự yêu thương, sự vỗ về, sự bao bọc của mẹ hoặc sử dụng khăn lớn quấn trong tư thế được ôm, hoặc giống như trong tử cung của mẹ. (How to swaddle a baby)→ giảm được sự lo lắng của trẻ làm giảm khóc
Thuốc?
Men vi sinh
Men vi sinh: là những hệ vi sinh vật có lợi cho đường ruột. Ghi nhận bằng chứng có vai trò rất thấp trong điều trị Colic
Tuy nhiên 1 số ít Nghiên cứu: men vi sinh Lactobacillus reuteri: giảm được tình trạng colic = CỨU CÁNH. Men này có trong sữa mẹ→ Sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là giải pháp rất quan trọng
Massage cho trẻ: thư giãn, thoải mái, thể hiện sự yêu thương, trò chuyện→ trẻ tập trung và tăng cường phát triển trí não, thị lực
KHÔNG NÊN LÀM-THẬN TRỌNG
1. Rung lắc võng→Không giảm cơn colic thậm chí sẽ gây hại rất nhiều dẫn đến những di chứng về sau
2. Thảo dược: thận trọng trong việc sử dụng bất kỳ sản phẩm nào
→ Có thể tiềm tàng nguy cơ gây ngộ độc, do trẻ không dung nạp được
Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho trẻ
KHI NÀO PHẢI ĐƯA TRẺ ĐI KHÁM ?
1. Sốt
2. Bỏ bú/ bú kém ảnh hưởng đến tăng trưởng
3. Nôn ói, tiêu chảy
4. Tiêu phân máu
5. Khóc liên tục không có khoảng nghỉ
6. Sau khóc, trẻ lừ đừ, không đáp ứng với tương tác từ ba mẹ
Tóm lại:
Khóc dai dẳng về đêm (cơn Colic) là một trong những vấn đề gây khó chịu nhất ở trẻ em. Không chỉ gây khó chịu cho trẻ mà còn cho bố mẹ và thậm chí là 1 thách thức với các bác sĩ lâm sàng. Ba mẹ có thể thấy con khóc như là bằng chứng cho bệnh lý nào đó hoặc đổ lỗi cho sự chăm sóc không chu đáo bất cẩn của họ. Colic là một bệnh lành tính tự giới hạn và tự khỏi theo thời gian.
Khi con bạn có tình trạng quấy khóc đêm, hãy thử điều chỉnh các vấn đề về môi trường xung quanh, tâm lý của trẻ, nếu mọi thứ đều bình thường mà trẻ vẫn khóc thì hãy tìm đến các bác sĩ Nhi khoa. Qua quá trình hỏi bệnh và thăm khám đánh giá nhằm phát hiện bất thường báo động hoặc loại trừ các bệnh lý và đưa ra giải pháp cho trẻ. Hãy chuẩn bị tâm lý thật vững vàng và đồng hành cùng con bạn nhé!
Bs Lê Thanh Thùy – Phòng khám đa khoa Pasteur
Tham khảo: Wikipedia