TÌM HIỂU VỀ BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ

Bệnh đậu mùa khỉ (Mpox) là gì?

Bệnh đậu mùa khỉ (Mpox, trước đây còn được gọi là Monkeypox) là một căn bệnh hiếm gặp do nhiễm virus đậu mùa khỉ (mpox). Virus đậu mùa khỉ (monkeypox) là một phần của họ virus giống với virus variola, loại virus gây bệnh đậu mùa (smallpox). Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ tương tự như các triệu chứng của bệnh đậu mùa, nhưng nhẹ nhàng hơn và bệnh đậu mùa khỉ hiếm khi gây tử vong. Bệnh đậu mùa khỉ không liên quan đến bệnh thủy đậu.

Đậu mùa khỉ được phát hiện vào năm 1958 khi hai đợt bùng phát bệnh giống bệnh đậu mùa xảy ra ở đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu. Mặc dù được đặt tên là “Virus Đậu mùa khỉ” (Monkeypox virus), nguồn gốc của căn bệnh này vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, các loài gặm nhấm và các loài linh trưởng không phải người (như khỉ) ở châu Phi có thể chứa virus và lây nhiễm sang người.

Trường hợp người nhiễm đậu mùa khỉ đầu tiên được ghi nhận vào năm 1970. Trước khi bùng phát dịch năm 2022, đậu mùa khỉ đã được báo cáo từ người dân ở nhiều nước vùng Trung và Tây Phi. Trước đây, hầu hết tất cả các trường hợp mắc đậu mùa khỉ ở những người bên ngoài châu Phi đều có liên quan dến du lịch quốc tế tới những quốc gia nơi bệnh xảy ra thường xuyên hoặc thông qua động vật được nhập khẩu. Những trường hợp này xảy ra ở nhiều châu lục.

Có hai loại virus đậu mùa khỉ: nhánh I (Clade I) và nhánh II (Clade II). Loại virus đậu mùa khỉ nhánh I có tỉ lệ tử vong khoảng 10%.

Các trường hợp lây nhiễm trong đợt bùng phát năm 2022-2023 là từ đậu mùa khỉ nhánh II, hay cụ thể hơn là nhánh IIb.

Các trường hợp lây nhiễm với đậu mùa khỉ nhánh IIb hiếm khi gây tử vong. Hơn 99% số người mắc loại bệnh này có khả năng sống sót. Tuy nhiên, ở những người có hệ miễn dịch suy yếu nặng, trẻ em nhỏ hơn 1 tuổi, người có tiền sử bệnh chàm, và những phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú có thể dễ mắc bệnh nặng hoặc tử vong.

Bệnh đậu mùa khỉ lây lan như thế nào?

Tiếp xúc gần hoặc thân mật

Virus đậu mùa khỉ có thể lây lan sang bất kỳ ai thông qua tiếp xúc gần gũi, riêng tư, thường xuyên tiếp xúc da kề da, bao gồm:

  •       Tiếp xúc trực tiếp với ban và vảy đậu mùa khỉ từ người bị bệnh đậu mùa khỉ, cũng như tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết từ đường hô hấp trên (nước mũi, chất nhầy), và những vùng xung quanh hậu môn, trực tràng hoặc âm đạo.

Sự tiếp xúc trực tiếp này có thể xảy ra trong quá trình thân mật, bao gồm:

  •       Quan hệ tình dục đường miệng, hậu môn, hoặc âm đạo, hoặc chạm vào bộ phận sinh dục (dương vật, tinh hoàn, môi âm hộ, và âm đạo) hoặc hậu môn của người bị bệnh đậu mùa khỉ.
  •       Ôm, xoa bóp, và hôn
  •       Tiếp xúc mặt đối mặt kéo dài

Chạm vào đồ vật

Mặc dù ít có khả năng xảy ra hơn nhưng đậu mùa khỉ có thể lây lan khi chạm vào các đồ vật, vải, và các bề mặt mà đã được sử dụng bởi người mắc bệnh đậu mùa khỉ và không được khử trùng, chẳng hạn như quần áo, ga trải giường, khăn tắm, hoặc đồ chơi tình dục.

Khi nào một người có thể lây lan virus đậu mùa khỉ?

  •       Từ khi bắt đầu các triệu chứng cho đến khi nốt ban lành hẳn và lớp da mới được hình thành.
  •       Một số người có thể truyền bệnh sang người khác từ 1-4 ngày trước khi họ có triệu chứng. Không rõ có bao nhiêu người đã bị ảnh hưởng trong đợt bùng phát hiện nay.
  •       Hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy người nhiễm không triệu chứng đã lây virus sang người khác. CDC sẽ tiếp tục theo dõi thông tin mới nhất về cách lây lan của bệnh đậu mùa khỉ.

Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ

Những người mắc bệnh đậu mùa khỉ thường bị phát ban có thể ở tay, chân, ngực, mặt, hoặc miệng hoặc gần bộ phận sinh dục, bao gồm dương vật, tinh hoàn, môi âm hộ và âm đạo, và hậu môn. Thời gian ủ bệnh 3-17 ngày. Trong thời gian này, người bệnh không có triệu chứng và có thể cảm thấy bình thường.

  •       Phát ban sẽ trải qua nhiều giai đoạn, bao gồm cả vảy, trước khi lành.
  •       Phát ban ban đầu có thể trông giống như mụn nhọt hoặc  mụn nước và có thể đau hoặc ngứa.
    Biểu Hiện Của Bệnh Đậu Mùa Khỉ
    Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ

Những triệu chứng khác của bệnh đậu mùa khỉ:

  •       Sốt
  •       Ớn lạnh
  •       Sưng hạch bạch huyết
  •       Kiệt sức
  •       Đau cơ và đau lưng
  •       Đau đầu
  •       Các triệu chứng đường hô hấp (ví dụ đau họng, nghẹt mũi, hoặc ho)

Bạn có thể trải qua tất cả hoặc chỉ một vài triệu chứng trên.

Theo dõi các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ trong 21 ngày kể từ ngày bạn tiếp xúc lần cuối. Nếu bạn có triệu chứng, chẳng hạn như phát ban, đến gặp bác sĩ ngay.

Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ kéo dài bao lâu?

Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ thường bắt đầu trong vòng 3 tuần từ khi tiếp xúc với virus. Nếu ai đó đã có các triệu chứng giống cúm, họ thường sẽ bị phát ban trong 1-4 ngày sau.

Một người  mắc bệnh đậu mùa khỉ có thể lây bệnh cho người khác từ khi bắt đầu có các triệu chứng cho đến khi các nốt ban lành hẳn và lớp da mới được hình thành.

Dữ liệu mới cho thấy một số người có thể lây lan virus đậu mùa khỉ cho người khác từ 1-4 ngày trước khi các triệu chứng của họ xuất hiện. Không rõ có bao nhiêu người bị ảnh hưởng trong đợt bùng phát hiện nay. Hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy những người nhiễm không triệu chứng đã lây virus cho người khác. CDC sẽ tiếp tục theo dõi thông tin mới nhất về cách lây lan của bệnh đậu mùa khỉ.

Nếu bạn bị phát ban mới hoặc không rõ nguyên nhân hoặc các triệu chứng khác…

  •       Đến gặp bác sĩ. Nếu bạn nghĩ rằng mình mắc bệnh đậu mùa khỉ hoặc đã có tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, hãy đến gặp bác sĩ để họ xem xét quyết định liệu có cần xét nghiệm đậu mùa khỉ hay không. Nếu bạn không có bác sĩ riêng hoặc bảo hiểm sức khỏe, hãy đến phòng khám ở gần bạn.
  •       Hãy xét nghiệm nếu được đề nghị. Nếu bác sĩ của bạn quyết định bạn cần phải xét nghiệm, họ sẽ làm việc với bạn để lấy mẫu xét nghiệm và gửi tới phòng xét nghiệm.
  •       Tránh tiếp xúc gần. Cho đến khi bạn nói chuyện với bác sĩ của mình, hãy tránh tiếp xúc gần, gồm cả quan hệ tình dục hoặc thân mật với bất kì ai.
  •       Mang khẩu trang. Khi bạn gặp bác sĩ, hãy đeo khẩu trang.

Tham khảo: CDC

Khi có các dấu hiệu bất thường về nội tiết, hãy tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra. Tại Pasteur, đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, tận tình chu đáo cùng với trang bị hiện đại, hệ thống máy 4D/3D Voluson E6 giúp hỗ trợ bác sĩ phát hiện sớm những bất thường của người bệnh.