Tiểu không tự chủ và biện pháp kiểm soát

1. Tiểu không tự chủ là gì?

Tiểu không tự chủ hay són tiểu là tình trạng mất tự chủ trong việc tiểu tiện. Các triệu chứng tùy mức độ khác nhau, có thể tiểu không tự chủ khi ho, hắt hơi hay tiểu đột ngột vào một thời điểm bất kỳ. Tiểu không tự chủ có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến hơn ở người lớn tuổi và phụ nữ. Tuy nhiên, tiểu không tự chủ không phải là một dấu hiệu lão hóa của cơ thể.

Tiểu Không Tự Chủ Là Gì
Tiểu không tự chủ là gì?

2. Nguyên nhân của tiểu không tự chủ

Tiểu không tự chủ do nhiều yếu tố gây nên:

  • Rối loạn ở vùng cơ sàn chậu: Sự suy yếu của các cơ và mô ở vùng sàn chậu (thường do mang thai nhiều lần) là nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu tiểu không tự chủ và sa trệ vùng chậu.
  • Các vấn đề về thần kinh và cơ bắp: Khi tín hiệu thần kinh từ não truyền đến bàng quang và niệu đạo bị cản trở, các cơ tại vùng này trở nên mất kiểm soát, khiến cho nước tiểu bị rò rỉ ra ngoài.
  • Một số thực phẩm, thuốc làm kích thích bàng quang và tăng lượng nước tiểu: rượu, caffein, đồ uống có ga, chocola, đồ ăn cay, cam, quýt, thuốc điều trị bệnh tim mạch, thuốc hạ huyết áp, lượng lớn vitamin C…
  • Có bệnh lý hay có vấn đề về sức khỏe: nhiễm trùng đường tiết niệu, táo bón…
  • Một số yếu tố khác như: mang thai, sinh con, mãn kinh, các bệnh lý ở tuyến tiền liệt của nam giới, chấn thương cột sống…

Tiểu không tự chủ biểu hiện với những tia tiểu nhỏ giọt liên tục hoặc tiểu ngắt quãng, người bệnh có thể có ý thức hoặc không có ý thức. Người bệnh có tình trạng tiểu gấp, không nhịn được tiểu cho đến khi đến nhà vệ sinh.

3. Khi nào cần đặt lịch hẹn với bác sĩ?

Tiểu không tự chủ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và tâm lý của người bệnh. Đặc biệt ở người lớn tuổi, triệu chứng tiểu gấp làm tăng nguy cơ té ngã khi vào nhà vệ sinh. Do đó, khi xuất hiện các dấu hiệu của tiểu không tự chủ, hãy đến gặp bác sĩ tại chuyện khoa tiết niệu và nam khoa để cùng thảo luận và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

4. Các biện pháp giúp cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ

Đa số các trường hợp tiểu không tự chủ, sự thay đổi lối sống và có điều trị đơn thuần có thể giúp kiểm soát tốt các triệu chứng. Dưới đây là một số phương pháp giúp cải thiện tiểu không tự chủ:

  • Cố gắng nhịn tiểu trong khoảng 10 phút khi xuất hiện cảm giác muốn đi tiểu. Mục tiêu là kéo dài khoảng cách giữa mỗi lần tiểu tiện là khoảng 2,5 đến 3,5 giờ
  • Sau khi đi tiểu, có thể đi tiểu thêm lần nữa cách đó vài phút để làm rỗng bàng quang hoàn toàn
  • Tạo thói quen hay lịch trình: sau mỗi 2 đến 4 giờ, cần vào nhà vệ sinh để tiểu tiện ngay cả khi không có cảm giác muốn đi tiểu
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế các thực phẩm nhiều đường, các thức uống chứa cồn, ga hay caffein…
  • Thực hành bài tập Kegel, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể
  • Bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc như: thuốc chống cholinergic, thuốc chẹn alpha, estrogen tại chỗ…
  • Một số liệu pháp và các phương pháp phẫu thuật được chỉ định khi các phương pháp trên không hiệu quả

Tham khảo: https://www.mayoclinic.org/Mayo Clinic

#pasteurclinic

#tieukhongtuchu