Thống kinh và 3 vấn đề nên thảo luận với bác sĩ.

 1.Thống kinh là gì?

Thống kinh hay được biết đến là đau bụng kinh là hiện tượng thường gặp ở nữ giới trong chu kỳ kinh nguyệt, có hơn 50% phụ nữ đau bụng kinh từ 1 đến 2 ngày mỗi tháng. Thống kinh có thể gây đau ở mức độ nhẹ, âm ỉ đến đau thành từng cơn dữ dội kéo dài trong vài giờ đến vài ngày. Một số triệu chứng kèm theo như buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi của thống kinh có thể ảnh hưởng nhiều chất lượng cuộc sống của người phụ nữ.

2. Nguyên nhân của thống kinhThống Kinh Và 3 Vấn Đề Nên Thảo Luận Với Bác Sĩ. Ảnh Minh Họa

Thống kinh thường được biết đến với 2 nguyên nhân:

  • Thống kinh nguyên phát: cơn đau trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt, prostaglandin được tiết ra từ nội mạc tử cung là nguyên nhân nhân khiến các cơ và mạch máu của tử cung co lại. Nồng độ prostaglandin tăng cao vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, khi niêm mạc tử cung bong ra và hành kinh thì cơn đau có xu hướng giảm dần. Đau bụng kinh nguyên phát có thể gặp ở những lần hành kinh đầu tiên trong giai đoạn dậy thì và giảm dần cường độ và tần số khi trưởng thành. Một số thống kê cho thấy đau bụng kinh nguyên phát có thể cải thiện sau khi sinh.
  • Thống kinh thứ phát: khi cơ quan sinh sản có các rối loạn sẽ dẫn đến cơn đau bụng kinh thứ phát kéo dài hơn so với những cơn đau bụng kinh bình thường. Đau bụng kinh thứ phát có thể kéo dài trước, trong và sau chu kỳ kinh nguyệt. Lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung hay nhiễm trùng… là một số nguyên nhân thường gặp trong đau bụng kinh thứ phát.

3.Những vấn đề nên thảo luận cùng bác sĩ khi có triệu chứng đau bụng kinh

Khi các triệu chứng đau bụng kinh làm bạn khó chịu hoặc ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bạn, hãy thoải mái trao đổi với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác và tìm hướng điều trị tốt nhất. Cho bác sĩ biết cụ thể về các triệu chứng và chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Đặc biệt, các sĩ cần biết các bệnh lý đi kèm của bạn để lựa chọn và tránh một số loại thuốc không phù hợp như: trường hợp có tình trạng rối loạn đông máu, hen suyễn, dị ứng với aspirin, viêm loét dạ dày, chức năng gan giảm không nên dùng thuốc NSAID…
Qua thảo luận, bác sĩ cũng có thể đưa ra một số cách để khắc phục cơn đau bụng kinh như:

  • Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đi xe đạp… giúp sản xuất các chất hóa học ngăn chặn cơn đau.
  • Tắm nước ấm hoặc chườm nóng bằng cách đặt túi chườm chứa nước ấm hoặc chai nước ấm trên vùng bụng.
  • Ngủ đủ giấc trước và trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Thư giãn: ngồi thiền hoặc tập yoga cũng có thể giúp cải thiện cơn bụng kinh đau hiệu quả.

Tham khảo tại acog.org
#pasteurclinic
#thongkinh
#daubungkinh
Hãy đặt ngày câu hỏi ở Fanpage hoặc Group Hỏi đáp bác sĩ Pasteur để được phòng khám tư vấn và đưa ra những lời khuyên về tình trạng sức khoẻ của bạn và người thân.
❤️Pasteur Clinic Đà Nẵng – Khởi đầu một điểm tựa, trọn vẹn một niềm tin
❤️Liên hệ tổng đài: (0236) 3811868 để đặt lịch hẹn
❤️Địa chỉ: lô 19 – Nguyễn Tường Phổ, P.Hòa Minh