1. Tại sao một số trẻ thường có thói quen mút ngón tay cái?
- Đây là phản xạ tự nhiên của trẻ, làm trẻ đưa ngón tay cái hoặc các ngón khác vào miệng, phản xạ này có thể hình thành trước khi trẻ được sinh ra. Vì thói quen khi đưa ngón tay vào miệng khiến trẻ cảm thấy an toàn hơn. Một số trẻ hình thành thói quen này khi trẻ cần âu yếm, vuốt ve hoặc chuẩn bị đi ngủ.
2. Thói quen này có thể kéo dài bao lâu?
- Nhiều trẻ thường ngừng thói quen mút ngón tay vào độ tuổi 6-7 tháng tuổi, hoặc từ 2-4 tuổi. Tuy nhiên, ngay cả ở một đứa trẻ đã ngừng thói quen mút ngón tay, chúng vẫn có khả năng tái diễn thói quen này khi bị căng thẳng
3. Khi nào bố mẹ cần can thiệp?
- Mút ngón tay thường không đáng lo ngại cho đến khi trẻ đến độ tuổi thay răng vĩnh viễn. Vào thời điểm này, mút ngón tay có thể ảnh hưởng đến sử phát triển của vòm miệng và quá trình thay răng của trẻ. Các nguy cơ mắc vấn đề về răng miệng phụ thuộc vào mức độ thường xuyên, thời gian và cường độ mút ngón tay của trẻ
Mặc dù, một số chuyên gia khuyến nghị nên giải quyết tình trạng này khi trẻ dưới 3 tuổi, tuy nhiên, học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho biết rằng, việc can thiệp chỉ nên bắt đầu khi thói quen mút ngón tay của trẻ vẫn còn tiếp tục khi trẻ đủ 5 tuổi
4. Bố mẹ có thể làm gì để con mình hạn chế mút ngón tay?
- Bố mẹ cần nói chuyện với trẻ, bằng cách này bạn có nhiều khả năng thành công hơn trong việc loại bỏ thói quen này hoặc giúp bạn tìm ra cách để giúp trẻ
- Một số trẻ mút ngón tay để làm tăng sự chú ý của bố mẹ và người thân. Một cách đơn giản có thể là không chú ý đến trẻ khi trẻ mút ngón tay, có thể giúp trẻ bỏ được thói quen này. Nếu không hiệu quả, bạn có thể thực hiện một số cách như:
- Khen ngợi và có những phần quà khi trẻ không thực hiện thói quen này, chẳng hạn như kể thêm một câu chuyện trước khi trẻ ngủ, hoặc thưởng cho trẻ bằng cách cho trẻ một chuyến đi công viên…khi trẻ không thực hiện mút ngón tay. Bố mẹ nên ghi chú lại khoảng thời gian mà con bạn bỏ được thói quen này, chẳng hạn như một giờ trước khi ngủ, hoặc một ngày…
- Nếu trẻ mút ngón tay vì đáp ứng lại cảm giác căng thẳng, bạn nên tìm hiểu và nói chuyện để trấn an, an ủi trẻ, nên ôm trẻ vào lòng, cho trẻ một chiếc gối ôm hoặc thú nhồi bông…
- Bố mẹ nên nhắc nhở trẻ một cách nhẹ nhàng, khi trẻ thực hiện mút ngón tay, không nên la mắng hoặc chế giễu trẻ
- Nếu bố mẹ lo lắng về quá trình mọc răng của trẻ, hãy đưa trẻ đến nha sĩ, một số trẻ khi được trò chuyện với nha sĩ sẽ có hiệu quả hơn sự giải thích của bố mẹ
- Một số cách ít khi được sử dụng, bác sĩ có thể hướng dẫn bố mẹ bôi chất đắng vào tay trẻ, hoặc sử dụng băng quấn hoặc tất để che bàn tay trẻ lại khi ngủ
- Đối với một số trẻ, thói quen mút ngón tay là một thói quen rất khó bỏ, bố mẹ không nên tạo áp lực quá lớn đối với trẻ, vì điều này chỉ làm có quá trình từ bỏ thói quen này của trẻ chậm hơn mà thôi
https://www.mayoclinic.org
#pasteurclinic
#mutngontay